Sunday, December 28, 2014

TT PUTIN – HẬU QUẢ THÔN TÍNH CRIMEA & CAN THIỆP VÀO UKRAINA




Ngày thứ bảy 15/3/2014, hàng chục ngàn người Nga đã xuống đường biểu tình chống chính phủ và họ đã tuần hành ở Trung tâm thủ đô Matxcơva để phản đối cuộc trưng cầu dân ý của chính quyền Crimea do điện Kremlin hậu thuẫn. Cuộc “TRƯNG CẦU DÂN Ý” tách Crimea ra khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga, được tổ chức vào ngày chúa nhật đã bị cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối và cho rằng là “BẤT HỢP PHÁP”. Khi mà các lực lượng quân sự rõ ràng là đặt dưới sự chỉ huy của Nga đã nắm quyền kiểm soát bán đảo Crimea thì cuộc trưng cầu dân ý này thật ra chỉ là một hình thức để “HỢP THỨC HÓA” sự có mặt của quân đội Nga tại đây. Theo AFP ghi nhận, có khoảng 500 người xuống đường ở Saint Petersbourg, vài chục người bị cảnh sát bắt giữ.

VÌ SAO DÂN NGA CHỐNG PUTIN CAN THIỆP VÀO UKRAINA?

Phân tách những lý do cơ bản mà dân Nga biểu tình chống TT Putin can thiệp vào Ukraina:

[1] Xét về địa chính trị nước Nga là có diện tích lớn nhất thế giới, nếu đem so với Canada, Trung Cộng và Hoa Kỳ:

• Nước Nga: Diện tích 17.098.242 km2 – Dân số 140 triệu người.
• Canada: Diện tích 9.984.670 km2 – Dân số 35 triệu người.
• Hoa Kỳ : Diện tích 9. 826.630 km2 – Dân số 313 triệu người.
• T. Cộng: Diện tích 9.640.001 km2 – Dân số 1 tỷ 341 triệu dân.

Theo một bài viết trên mạng China News về 6 cuộc chiến tranh mà TC sẽ phát động trong 50 năm tới, đã bộc lộ những tham vọng của Trung Cộng cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh:

(1) Thống nhất Đài Loan: giai đoạn 2020 – 2015.
(2) Thu hồi các đảo tại Biển Đông: giai đoạn 2015 – 2030.
(3) Thu hồi Nam Tây Tạng: giai đoạn 2035 – 2040.
(4) Thu hồi đảo Điếu Ngư – Lưu Cầu: giai đoạn 2040 – 2045.
(5) Thống nhất Ngoại Mông: giai đoạn 2045 – 2050.
(6) Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm 2055 – 2060.

Theo đó, cuộc biểu tình của dân Nga nhắm vào điện Kremlin để cảnh báo TT Putin rằng, nước Nga rộng lớn nhất thế giới gần gắp đôi nước Tàu, nhưng chỉ 140 triệu dân, trong khi đó nước Tàu có đến 1 tỷ 341 triệu dân. Nền kinh tế TC ngày càng tăng trưởng, cùng với áp lực về dân số, năng lượng, an sinh xã hội, tình trạng đất đai ô nhiễm không thể canh tác được vượt quá 50 TRIỆU MẪU (tức 3,3 triệu hecta) tại vùng châu thổ Châu Giang, Dương Tử, vùng Đông Bắc và Hồ Nam.

Mối lo của ĐCSTQ và chính quyền về đất đai ô nhiễm làm hỏng thu hoạch và làm cho số người dân bệnh hoạn càng gia tăng vì tình trạng không khí và nước uống ô nhiễm, sông hồ cạn nước vì hạn hán, đó là cái giá của sự phát triển kinh tế quá nhanh, khoảng 10% một năm trong suốt 3 thập kỷ vừa qua. Các nhà lãnh đạo như Xi Shaoshi, đứng đầu cơ quan “KINH TẾ – KẾ HOẠCH” của TQ, nói thoái hóa môi trường đang thách thức mô hình phát triển truyền thống của nước nầy. Nạn ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn TQ đã vượt mức báo động cao. Kết quả điều tra mới nhất của TC: Tháng 2/2013, Bộ Đất Đai & Tài Nguyên đã nói điều tra ô nhiễm đất trong 5 năm mất 1 tỷ USD, bắt đầu từ năm 2006 là bí mật quốc gia sẽ không công bố để tránh gây bất ổn xã hội.

Tháng 5/2013, tỉnh Quảng Đông có dân số lớn nhất TC nói, đã thấy mức ô nhiễm độc chất Cadmium trong hơn 40% gạo bán ở thành phố Quảng Châu. Chính phủ sẽ chi “hàng chục tỷ nhân dân tệ” mỗi năm để thanh lọc lại đất bị ô nhiễm kim loại nặng và khôi phục nguồn nước ngầm đã bị khai thác quá mức. Khoảng 28.000 con sông đã cạn khô từ 1990 đến nay, theo Bộ Tài Nguyên & Cục Thống kê Quốc gia. Canh tác nông nghiệp trên đất ô nhiễm nông nghiệp là châu thổ Châu Giang, châu thổ Dương Tử (Trường Giang), vùng đông bắc Hoa Lục và tỉnh Hồ Nam.

[2] Trung Cộng cần mở rộng “KHÔNG GIAN SINH TỒN”, đó là một nhu cầu sinh tử cấp bách. Khu vực biên giới giữa Nga và Trung Cộng đang chịu sức ép “khủng” về số người Tàu di dân. Dọc dường biên giới Nga – Trung đã có hơn 200 triệu người Hoa sinh sống. Trong khi đó, số người Nga đang sinh sống tại vùng Viễn Đông đất rộng bao la mà chỉ có khoảng 5 triệu người Nga. Vùng nầy có rất nhiều tài nguyên là miền đất hứa đối với 200 triệu người Hoa. Một số nhà phân tích Nga cảnh báo, Bắc Kinh đang theo đuổi kế hoạch nuốt chững toàn bộ vùng Viễn Đông và một phần vùng Siberia của Nga để tìm không gian sinh tồn, giải quyết vấn đề NHÂN MÃN.

[3] Giới phân tích chính trị Nga nhận định, mối hiểm họa đến từ chính sách BIÊN GIỚI & DI DÂN đang thực hiện tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, các quốc gia Trung Á nguy hiểm hơn mối đe dọa bằng quân sự. Nhưng, điện Kremlin vẫn chưa có môït chánh sách nào rõ rệt đối với vùng đất rộng lớn và thưa dân nầy; nếu như, chính quyền Nga quan tâm đến việc điều chỉnh dân số tại đây, mối đe dọa nầy chỉ giảm đi phần nào.

[4] Tham vọng của Trung Cộng đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao Trạch Đông đã từng thố lộ vào năm 1964: “Khu vực phía Đông của hồ Bailkal là của chúng ta, nó đã trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây. Kể từ đó, vùng đất VLADIVOSTOK, KHABAROVSK, KAMCHATKA và một số khu vực khác của thuộc về lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết.

[5] Đến năm 1973, Mao kéo dài danh sách các vùng lãnh thổ của TQ bị Moscow cưỡng chiếm. Mao có lần than phiền với Kissinger: “Liên bang Xô Viết đã xẻo bớt của TQ gần 2.000.000 km2.” Tham vọng của Bắc Kinh, nếu Nga tiếp tục kiểm soát lỏng lẽo vùng Viễn Đông để người Hoa tự do đi qua lại biên giới buôn bán và sinh sống, Bắc Kinh sẽ đưa ra chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền đối với vùng Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ của Siberia là của TQ. Hơn thế nữa, họ ngụy tạo nhiều bằng cớ “Nhân chủng học” để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt rất lâu trước khi người Nga tới vùng đất nầy. Sự di dân của người Hoa qua lại đường biên giới vẫn là nổi ám ảnh của người dân Nga bản địa. Theo dự đoán, mỗi năm có khoảng 200.000 đến 300.000 người Hoa vượt biên giới sang vùng Viễn Đông sinh sống. Ông Sergei Pushkarev, Phụ trách Cơ quan Di Trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk), cay đắng nói: “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ có đủ khả năng tràn ngập toàn vùng nầy trong vòng 2 giờ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt để ngăn chận họ.”


NHẬN ĐỊNH VỀ QUAN HỆ NGA – TRUNG:

Trên tạp chí “CÁC VẤN ĐỀ VIỄN ĐÔNG” số ra ngày 1/2002, A. Jakovlev viết bài bình luận về quan điểm “TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ SỐ 1 CỦA NGA” của A. Sharavin, Giám đốc Viện Nghiên cứu – Phân tích Chính trị & Quân sự Nga – được coi là “bộ óc thứ hai” của TT Putin. Báo “Sự thật Thanh niên Cộng sản” số ra ngày 21/8/2004 đăng ý kiến của A. Rempelj, nhà chiêm tinh gia nổi tiếng nhất Viễn Đông, tiên đoán: “Trước năm 2040, vùng PRIMORYE sẽ trở thành lãnh thổ Trung Quốc.”

Sharavin nói, sự đe dọa của TQ không phải là bây giờ mà là sau khi TQ trỗi dậy, tức 20 năm sau. TQ sẽ trở thành mối đe dọa quân sự lớn nhất, thực tế có khả năng nhất của Nga. Học giả A. Devtov nói: “Theo đà tăng quốc lực của TQ, sự đe dọa đó sẽ chỉ tăng không giảm, hợp tác Nga – Trung sẽ ngày một lỏng lẻo, thậm chí ngừng lại và xuất hiện “XUNG ĐỘT QUÂN SỰ”, dự kiến: “Có thể khi Hiệp định hợp tác hữu hảo Nga – Trung hết hạn (2020) sẽ là ngày Nga tiến hành xung đột biên giới gay gắt với TQ vì bị mất một phần lãnh thổ.”


TRUNG QUỐC TRỖI DẬY LÀ MỐI DE DỌA CHÍNH ĐỐI VỚI NGA:

Ông A. Sharavin nói, TQ sau 20 năm nữa sẽ trở thành “Mối đe dọa thứ 3” mạnh hơn nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kossovo. A. Sharavin và những người cổ súy thuyết “TRUNG QUỐC ĐE DỌA” cho rằng, sau khi trỗi dậy, TQ sẽ đe dọa an ninh của Nga. Quan điểm của họ thể hiện trên các mặt:

(1) Thuyết “ LÃNH THỔ CŨ TRỞ VỀ TQ”: Đây là quan điểm phổ biến ở Nga. Chính sách hiện nay của TQ chưa gây ra mối đe dọa. Nhưng, 10 năm nữa, ai có thể bảo đảm TQ không chia cắt bản đồ Nga? Ông A. Tsyganok, Giám đốc Trung tâm Dự báo Quân Sự, cho rằng: “TQ luôn có dã tâm lãnh thổ”. Nguy hiểm ở chỗ biên giới hai nước còn có những đoạn tranh cãi, người TQ không chỉ một lần nhấn mạnh, họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17 & 18; sau khi trỗi dậy, TQ tất nhiên sẽ thu hồi các lãnh thổ này. Nga – TQ rất có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân, vì TC hiện có 450 đầu đạn hạt nhân, 150 bom hạt nhân và 150 đầu đạn pháo hạt nhân.

(2) Thuyết “BÀNH TRƯỚNG DÂN SỐ DƯ THỪA”: Hồi quyền Thủ tướng Nga là Egor Gaida nói: “Tại vùng tiếp giáp hai nước “mật độ dân TQ gấp 100 lần của Nga. Tổng số dân TQ gấp 8 lần Nga. Sự suy thoái của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là “MIẾNG MỒI NGUY HIỂM”. Tsyganok cho rằng: TQ luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu “BÒ DẦN”. Một cuộc thăm dò dân ý vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói: “Sau 10 năm nữa, di dân TQ sẽ chiếm với tỷ lệ 60%.”

(3) Thuyết “TRANH CƯỚP NGUYÊN VẬT LIỆU”: Dựa trên cơ sở cho rằng TQ do kinh tế phát triển nhanh đã trở thành “MÃNH THÚ NĂNG LƯỢNG” để giành nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sharavin nói: “TQ thiếu tài nguyên, sau 20 năm nữa sẽ không còn sức để duy trì nền kinh tế phát triển. Sau khi đã dùng hết các biện pháp hòa bình, TQ sẽ dùng vũ lực xâm lược và cướp nước Nga giàu tài nguyên.” Công ty RAND của Mỹ mới đây đưa ra báo cáo nghiên cứu: “TRƯỚC NĂM 2020 CHIẾN TRANH NGA – TRUNG KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI”. Đài truyền hình Nga ở Viễn Đông còn dựng phim về đề tài nầy để cảnh báo điện Kremlin.


NHỮNG TOAN TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG:

[1] Trung Cộng ủng hộ Nga trong hành động xâm chiếm Crimea của Nga sẽ trở thành một tiền lệ trong sinh hoạt thế giới để sau đó, Bắc Kinh có thể dùng bạo lực xâm chiếm Đài Loan và các quốc gia láng giềng ở vùng Đông Nam Á. Vì nếu thế giới chấp nhận việc Nga chiếm Crimea từ Ukraina thì tại sao lên án TC đổ quân chiếm Đài Loan và các đảo đang tranh chấp với TC?

[2] Trung Cộng xem Crimea như một cái bẫy làm cho con Gấu Nga & Đại Bàng Mỹ sa lầy cùng một lúc. Đó là chiêu “NHẤT TIỄN HẠ SONG ĐIÊU” của bọn Bắc Kinh: Từ Washington, đặc phái viên Le Figaro gởi bài viết về: “TT Obama buộc phải “xoay trục” một lần nữa về Châu Âu,” với nhận định. “TT Obama mơ về Châu Á. Nhưng, chính tại Châu Âu, ông đối đầu với thách thức mang tính chiến lược nhất trong nhiệm kỳ tổng thống”, vẫn theo Le Figaro, khó khăn nhất đối với Obama là thuyết phục Châu Âu có lập trường cứng rắn hơn, nếu Nga tiếp tục lấn tới.” Điều nầy cho thấy, cuộc khủng hoảng ở Ukraina đã thay đổi hoàn toàn lịch trình của TT Obama, trước một Châu Âu bất ổn. Điều nầy sẽ rất có lợi cho Bắc Kinh mặc tình thao túng Biển Đông?

[3] Theo Les Echos, sau việc Nga sát nhập Crimea thì khả năng Nga có tấn công Ukraina hay không trong thời gian tới chỉ có TT Vladimir Putin quyết định. Nếu cuộc chiến giữa Nga – Ukraine bùng nổ, có thể Mỹ & NATO sẽ nhập cuộc. Đây là cơ hội bằng vàng, Bắc Kinh sẽ không bỏ lỡ cơ hội chớp thời cơ, điều động hải, lục, không quân làm cuộc viễn chinh, mở cuộc tấn công chớp nhoáng, tràn ngập toàn bộ vùng Viễn Đông Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần đất băng giá Siberia của Nga để đòi lại 2.000.000 km2 đã mất về tay nước Nga vào thế kỷ 17 & 18.

Điện Kremin sẽ trở tay không kịp và sẽ không đủ lực lượng để điều động sang vùng Viễn Đông giải tỏa áp lực địch, và quân đội Nga sẽ lâm vào thế “NƯỚC XA KHÔNG CỨU ĐƯỢC LỬA GẦN”. Bắc Kinh sẽ biện minh hành động nầy bằng cách đặt câu hỏi với điện Kremlin: “Tại sao nước Nga chiếm Crimea từ tay Ukraina được thì việc Bắc Kinh chiếm lại 2.000.000 km2 đã mất về tay Nga, có gì là không được?” Ngao cò cắn nhau, ngư ông hưởng lợi. Ngư ông đây chính là TC…còn Nga thì bị chiêu “GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG” đau hơn hoạn!

Theo tạp chí The Diploma, những biện pháp đáp trả mà Nga có thể thực thi, trong đó có khả năng Nga sẽ bán những vũ khí hiện đại cho TC và Iran, đẩy Mỹ và phương Tây vào một cuộc chạy đua vũ trang còn kinh khủng hơn cả thời chiến tranh lạnh. Hiện nay, các hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm thế hệ thứ tư LADA cho TC vẫn còn giai đoạn đàm phán, nhưng trong quan hệ căng thẳng với phương Tây có thể thúc đẩy quá trình này tăng tốc nhanh hơn. Việc Nga – Trung bắt tay nhau chưa phải là cơn ác mộng của Mỹ và phương Tây, mà đó chính là CƠN ÁC MỘNG CỦA NGA! Vì TC sẽ dùng những vũ khí nầy của Nga để đập lại Nga.

Nếu TT Putin không tỉnh táo sẽ lọt vào MÊ HỒN TRẬN của Bắc Kinh đang giăng ra. Nước Nga với diện tích rộng nhất thế giới mà dân số lại quá thưa thớt, bên cạnh anh láng giềng tráo trở và lưu manh, đang thèm thuồng và khao khát tài nguyên vùng Viễn Đông và Siberia và đồng giải quyết cấp bách nạn NHÂN MÃN tại Hoa Lục. Bắc Kinh cần KHÔNG GIAN SINH TỒN cho 1tỷ 341 triệu người mà diện tích đất đai ở Hoa Lục đã quá ô nhiễm và quá tải. Bằng mọi giá, sớm hay muộn Bắc Kinh sẽ đánh chiếm lại toàn vùng Viễn Đông.

Sát nhập Crimea vào lãnh thổ Nga và gây chiến với Ukraina để bành trướng nước Nga để làm gì? Trong khi diện tích nước Nga đã quá bao la, rộng lớn nhất thế giới. Vấn đề phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lảnh thố trước âm mưu thôn tính toàn vùng Viễn Đông của người bạn láng giềng khổng lồ xấu nết và háo ăn đã là một vấn đề cực kỳ khó khăn.

Những người ngồi ở điện Kremlin chưa học được bài học lịch sử bang giao giữa Nga và Trung Hoa vốn có những bất đồng sâu sắc về vấn đề biên giới và không phân biệt được đâu là DIỆN và đâu là ĐIỂM CHIẾN LƯỢC của Nga. Vùng Viễn Đông mới chính là ĐIỂM CHIẾN LƯỢC của Nga, cần phải ra sức bảo vệ. Sát nhập Crimea và gây chiến với Ukraina chỉ là “DIỆN”. Bỏ “Điểm” chiến lược để bành trướng lãnh thổ ở “Diện” để thỏa mãn tham vọng bá quyền là hành động kém sáng suốt của của Putin?


NHỮNG BẰNG CHỨNG TC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHO TRẬN ĐÁNH QUY MÔ VỚI NGA:

Nhà phân tách HRAMCHILIN ALEXANDER, Viện Phân Tách Chính trị & Quân sự Nga, đã đưa ra những nhận định, QĐNDTQ (PLA) đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh TRÊN BỘ quy mô lớn mà đối thủ chính là nước NGA:

(1) PLA DUY TRÌ QUÂN SỐ ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI: Với lực lượng vũ trang hiện nay là 2,3 triệu người bao gồm 850.000 lục quân, 235.000 chiến sĩ không quân và 398.000 chiến sĩ không quân. 4.000 xe tăng loại hiện đại Type-96 và Type-99 và duy trì hàng ngàn xe tăng thế hệ cũ.

(2) PLA còn phát triển nhanh chóng binh chủng Pháo binh. Hiện tại, PLA đang đưa vào hoạt động hơn 250 khẩu pháo tự hành hạng nặng PLZ-05 cỡ nòng 155 ly. Đặc biệt, TC đang phát triển những loại pháo phản lực loại MRLS có tầm bắn xa nhất thế giới hiên nay…

Bắc Kinh tiên đoán: “Lực lượng vũ trang của Nga quá ít so với PLA. Nga sẽ không đủ khả năng mở hai mặt trận cùng một lúc, vừa đánh nhau trực diện với quân đội Ukraina, Mỹ và NATO vừa có thể đưa quân tiếp diện Vùng Viễn Đông một khi toàn vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Đông Chita và Krasnoiarsk của Nga bị QĐNDTQ bao vây và cô lập, mục tiêu kế tiếp là chiếm lĩnh vùng Amur, các khu vực rộng lớn thuộc Primorski và Khabarovsk dễ bị quân PLA tràn ngập và Nga sẽ không có bất kỳ khả năng nào để bảo vệ Lakutia, Sakhaline và Kamchatka và tất cả sẽ lần lượt thất thủ và lọt vào tay quân đội TC và Nga sẽ không có chút khả năng nào tái chiếm lại vùng lãnh thổ, một khi đã lọt vào quân Trung Cộng.


HẬU QUẢ CỦA VIỆC THÔN TÍNH CRIMEA CỦA PUTIN:

Theo tạp chí Time số ra ngày 16/12/2014, dân Nga không còn mặn mà với với những hành động phiêu lưu quân sự của ông Putin tại Crimea và Ukraine và đã quay lưng với ông. Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng, ông đang phải trả giá cho những hành động ngạo mạn, kiêu căng và những toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Thôn tính Crimea, nhưng nước Nga lại mất nhiều thứ quan trọng hơn nhiều:


[1] KINH TẾ TRƯỢT DỐC KHÔNG PHANH:

Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất cảng dầu khí (chiếm tới 68% tổng kim ngạch xuất cảng của Nga năm 2013). Hiện nay, giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã gây chấn động lên nền kinh tế Nga.

Đây là hậu quả của việc ông Putin bất chấp luật pháp quốc tế, thôn tính Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay. Ông Putin tự tin rằng, yếu tố sản xuất dầu khí có thể làm áp lực lên các nước Châu Âu cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy, không dám có biện pháp cứng rắn với Moscow. Ông Putin đã kiêu ngạo phớt lờ những lời chỉ trích, đe dọa từ Mỹ và Châu Âu. Putin đã đưa quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.

Nhưng, ông Putin và những người ủng hộ ông đã toan tính SAI LẦM, khiến các nước Châu Âu, đặc biệt nước Đức, một nước thường được coi là đồng minh của Nga trong Liên Hiệp Châu Âu (EU), đã quyết định tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Lệnh trừng phạt mà nước Mỹ và các nước phương Tây tiến hành, gây áp lực đối với Điện Kremlin trên nhiều lãnh vực kinh tế khác như: Tài chánh, ngân hàng, năng lượng đã và đang làm cho nền kinh tế của Nga trượt dốc không phanh. Để nhằm bảo vệ đồng rúp, trong đó có việc Ngân Hàng Trung Ương Nga tăng mạnh lãi xuất, ngăn chận lạm phát, đồng tiền Nga cứ tiếp tục mất giá, lạm phát cứ leo thang.

Ông Putin có thể dùng nguyên tử đe dọa, sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, lấn chiếm các nước láng giềng, nhưng Putin không thể dùng bom chấm dứt sự khốn đốn kinh tế (Putin can’t bully or bomb a recession). Không chỉ nền kinh tế Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng phải đương đầu với không ít khó khăn chồng chất.

Bức minh họa cho bài viết có tựa đề: “Russia: A wounded economy” đăng trên The Economist số ra ngày 22/11/2014 là một con gấu Nga đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu. Hình ảnh nầy mô tả khá rõ không những chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn bị cô lập, thất bại và nhiều vết thương khác mà con gấu Nga đang phải chịu đựng.


[2] ÔNG PUTIN CÒN MẤT NHIỀU THỨ KHÁC DO VIỆC THÔN TÍNH CRIMEA:

(1) Một bài viết của Ivana Kottasova đăng trên CNN Money ngày 16/12/2014 cho rằng, trong năm 2014, giới tài phiệt thân hữu của ông Putin đã mất trắng 50 tỷ USD. Một khi kinh doanh thua lỗ, cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại với ông.

(2) Trong bài viết: “Putin watches Russian economy collapse along with his stature” trên tạp chí Time ngày 16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.

(3) Một bài viết của Timothy Heritage của Reuter ngày 17/12/2014 cũng cho rằng, cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.

(4) Trên chính trường quôc tế, ông Putin bị thế giới cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea. Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu.

(5) Vào những cuộc họp quan trọng như tại Thượng đỉnh G20 Brisbane, Australia mới đây, ông Putin bị các lãnh đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích. Là một người độc đoán, tham vọng, cao ngạo chắc chắn ông Putin cảm thấy rất khó chịu, mất mặt khi bị coi thường như vậy.

(6) Bài “A Wounded Economy” đăng trên trang The Economist viết, ông Putin cũng phải hiểu rằng, ông đang phải trả giá cho những hành động sai lầm của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác trong thời đại ngày nay không phải dễ dàng, thế giới sẽ có hành động chống lại. Tập Cận Bình chắc chắn phải học bài học kinh nghiệm nầy của TT Putin nếu muốn xâm lược Việt Nam và Philippines bằng vũ lực.

(7) Ngày 23/12/2014, Quốc hội Ukraina quyết định từ bỏ quy chế “KHÔNG LIÊN KẾT” của nước nầy, mở đường cho việc Kiev gia nhập vào Liên minh NATO. Ukraina sẽ trở thành đối thủ quân sự của Nga.


[3] TẬP CẬN BÌNH NGỎ Ý GIÚP PUTIN VƯỢT KHÓ KHĂN:

Báo China ngày 22/12/2014 đưa tin Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ Mátxcơva vượt qua những khó khăn và đề xuất sử dụng đồng NDT nhiều hơn trong giao thương giữa 2 bên nhằm đảm bảo sự an toàn và tin cậy. Ngoại trưởng Vương Nghị nhận định: “Chúng tôi tin tưởng người Nga có đủ khả năng và trí tuệ để vượt qua những khó khăn kinh tế hiện nay.”

Ngoại trưởng Vương Nghị cũng nhận định kim ngạch thương mại giữa Bắc Kinh và Mátxcơva có khả năng sẽ vượt qua mốc 100 tỷ USD. Thống kê 3 quý của năm 2014 cho thấy xuất cảng từ TC sang Nga tăng mạnh với 10,5%, nhưng nhập cảng từ Nga lại chỉ tăng nhẹ với 2.9% cao hơn so với cùng thời gian nầy năm ngoái.

Trong năm nay, đồng rúp Nga đã rớt giá 50% so với đồng USD, đợt sụt giảm mạnh nhất là vào tuần trước. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin không gọi đây là một cuộc khủng hoảng và khẳng định rằng đồng rúp sẽ tăng trưởng trở lại. Tinh thần lạc quan tếu của Putin không dám nhìn thẳng vào sự thật là giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt hại đến 100 tỷ USD một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỷ USD theo Bộ trưởng Tài Chánh của Nga Anton Siluanov phát biểu tại một diễn đàn ở Moscow.

Cuối cùng, ông Putin phải công nhận Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rúp mất giá áp đặt đối với hành động phiêu lưu quân sự của mình ở Ukraine chỉ làm kinh tế Nga xuống dốc không phanh…

Dầu và khí đốt chiếm 2/3 tổng xuất khẩu của Nga với khoảng 530 tỷ USD. Nếu không có dầu khí, Nga sẽ có mức thâm hụt lớn về thương mại và giao dịch tài chánh với phần còn lại của thế giới, đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương của Nga dự kiến sẽ bị bơm tiền ra ngoài hơn 100 tỷ USD trong năm nay và cả năm 2015.

Những ngân khoản chi tiêu công gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi các khoản thu từ dầu khí. Nếu không có nguồn thu nầy, chính phủ sẽ bị tăng các khoản nợ của mình khoảng 10% một năm, theo số liệu của IMF. Và ông Putin hình như bị thấm đòn trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với ông Putin cho sự phiêu lưu quân sự của mình…

TỔNG THỐNG PUTIN TẤN THOÁI LƯỠNG NAN KHI LIÊN MINH VỚI TC:

[1] NGA KHÔNG THỂ DỰA VÀO TRUNG CỘNG:

Quan hệ với Bắc Kinh để giải quyết những khó khăn trước mắt, nhưng về lâu dài sau nầy thì không thể. Ông Putin cũng thừa biết rằng: “Liên minh với Bắc Kinh là đánh đu với quỷ dữ”.


GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT:

Theo các chuyên gia phân tách, quan hệ với TC, Nga có thể hưởng lợi liên quan đến các lĩnh vực năng lượng, kinh tế, quân sự. Nhưng, Bắc Kinh cũng thu về mối lợi không nhỏ:

(1) VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG: Khi Nga quá tin tưởng, lạm dụng sự xuất cảng khí đốt trong mối quan hệ lâu năm tại thị trường lớn Châu Âu, điều nầy khiến các quốc gia phương Tây phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế để bảo đảm sự an toàn, có nghĩa là Nga có nguy cơ không thể tiêu thụ được khí đốt, dù chưa đánh mất thị trường to lớn nầy.

Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của TC hiện đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong kế hoạch phát triển của Bắc Kinh. Thắt chặt quan hệ với Nga cho thấy kỳ vọng về sự cung cấp năng lượng đáng tin cậy từ Nga.

(2) VẤN ĐỀ QUÂN SỰ: Nhận định của giới chuyên gia việc bán chiến đấu cơ Su-35 và S-400 cho Bắc Kinh không chỉ làm giảm ưu thế công nghệ quân sự của Nga đối với Bắc Kinh, mà nó làm càng thay đổi cán cân quân sự giữa Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Ấn một đồng minh của Nga.

(3) Nếu như Nga xuất cảng số vũ khí hiện đại và thiết bị quan trọng quân sự cho TC, cho thấy Nga gia tăng sự tin tưởng Bắc Kinh sẽ là đồng minh chiến lược, chống lại sự bao vây cô lập từ Mỹ và phương Tây.

NGA – TRUNG: QUAN HỆ ĐỒNG MINH LÂU DÀI?

Sự trừng phạt của phương Tây có thể đẩy nhanh phát triển quan hệ hợp tác giữa Nga – Trung, nhưng chưa chắc đó là mối quan hệ đồng minh thực sự, vì Bắc Kinh chỉ muốn lợi dụng khai thác tài nguyên và nền công nghiệp hiện đại của Nga để phát triển kinh tế và quân sự.

Theo ông Gennady Timchenko, Hội đồng Doanh nghiệp Nga – Trung, nhận định: Các hảng TC sẵn sàng đầu tư vào phát triển tổ hợp khai thác mỏ nguyên liệu, năng lượng, hạ tầng cơ sở…nhưng thực tế đầu tư của Bắc Kinh ở nước ngoài cho thấy, Bắc Kinh quan tâm trước hết là khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ các quốc gia khác, Nga cũng không ngoại lệ. Bởi vì, TC rất cần nguồn nhiên liệu nên họ sẽ tìm cách lợi dụng khai thác tài nguyên thiên của các nước khác, Bắc Kinh sẽ quan tâm đặc biệt đến việc phát triển khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Liên Bang Nga để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ở Hoa Lục.

Điện Kremlin có nhìn thấy vấn đề nầy qua chương trình hợp tác giữa các khu vực Viễn Đông Nga và vùng Đông Bắc TC trong giai đoạn 2009 – 2018. Bắc Kinh sẽ tranh thủ áp đặt những điều kiện riêng và xoay chuyển tình hình hợp tác luôn luôn có lợi cho họ. Chuyên viên Liubov Novoselova – Viện nghiên cứu Viễn Đông – nhận xét: “Bắc Kinh luôn luôn khéo léo thúc đẩy những lợi ích cho mình trong tất cả các đề án hợp tác chung”. Dự án lớn nhất đã được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Bắc Kinh tháng 5/2014 là hợp đồng xuất cảng khí đốt dài hạn cho TC. Các phương tiện truyền thông ngay lập tức gọi thỏa thuận này là “hợp đồng thế kỷ” với tổng số giá trị lên tới 400 tỷ USD. Bắc Kinh cần Nga với nguồn cung cấp năng lượng khổng lồ cho mình.

Ngoài ra, hợp tác quân sự cũng là lãnh vực phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Trung. Đầu năm nay, Nga và TC tiến hành tập trận chung trên biển Hoa đông. Nga đã bán nhiều vũ khi hiện đại cho TC và lần nầy là bán máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không S-400. Giơi quan sát phương Tây suy đoán Moscow và Bắc Kinh có khả năng hình thành một khối “Nato Âu-Á” đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xét trên thực tế Nga và TC vừa có nhu cầu liên kết nhưng cũng ngờ vực lẫn nhau. TT Putin vẫn bị ám ảnh và lo ngại sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC. Vấn đề nầy làm hạn chế sự hình thành một liên minh thực sự giữa Nga-Trung. Putin lo ngại ngày nào đó Trung Cộng sẽ nuốt chững vùng Viễn Đông và một phần lãnh thổ quanh năm băng giá Siberia, vì hiện nay kích thước nền kinh tế của Trung Cộng lớn gắp 5 lần Nga và đang phát triển nhanh chóng. Đến một lúc nào đó, ông Putin sẽ trả Crimea về với Ukraina, vì thôn tính Crimea hoàn toàn bất lợi cho nước Nga?

No comments:

Post a Comment