Thursday, February 26, 2015

Về với mẹ


Không về ư? Ai bảo không về?
Bốn chúng con hôm nay đều có mặt
Thằng cả: Hương Điền, thằng hai: Ấp Bắc
Thằng ba: Đồng Xoài, thằng út: Núi Thành

Chúng con về tất cả vẫn đầu xanh
Như buổi ra đi vẫn thích làm nũng mẹ
Vẫn thích giọng ầu ơ... như hồi tấm bé.
Chúng con vui, sao mẹ lại buồn?

Mẹ dọn bàn thờ, mẹ đốt lò hương
Mẹ vái lạy. Trời ơi! Sao lại thế?
Đúng đạo lý con phụng thờ cha mẹ
Can cớ gì mẹ cúng thờ con?

Ôi thời gian! Sắt đá vậy thời gian
Không cho mẹ quên nỗi đau se thắt,
Thuở chúng con ngực găm đạn giặc
Không đau bằng nghe mẹ nức hôm nay.

Mấy chục năm rồi, đau ngày một, ngày hai
Đừng khóc nữa, mẹ ơi! Đừng khóc nữa!
Chúng con biết quay về khi mẹ hiền đợi cửa
Trong khói hương, trong gió lay rèm...

Chúng con về đủ mặt bốn anh em
Dù có phải ngăn sông, cách núi
Dù thân thể đã pha hòa gió bụi
Hồn vẫn về... mẫu tử tình thâm.
Chẳng bao giờ mẹ xa cách chúng con

Đừng khóc nữa
Mẹ ơi
Đừng khóc nữa!


Tác giả:  Nguyễn Phước Ưng Hòa 
(Bị cộng sản thủ tiêu năm Mậu Thân 1968 trong lúc về nghỉ phép với gia đình ở Huế)



Mai vàng bon sai














Mai vàng Yên Tử


Mỗi độ xuân về, mai vàng đua nhau khoe sắc tạo thành những điểm vàng nổi bật bên mầu xanh kỳ vĩ của rừng núi Yên Tử. 

Nhắc đến hoa mai, người ta nghĩ ngay đến vùng đất phương Nam. Thế nhưng ít người biết rằng trên đỉnh non thiêng Yên Tử có một rừng “Đại lão mai vàng” quý hiếm với hàng trăm năm tuổi, vẫn đều đặn trổ hoa mỗi dịp xuân về...Rừng “Đại lão Mai vàng” được phân bố chủ yếu quanh khu vực núi Yên Tử. Theo đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Rau quả, mai vàng Yên Tử sống trong nền khí hậu nhiệt độ thấp về mùa đông nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và hương thơm. Mai vàng Yên Tử thường có rễ len lỏi ở các khe đá, sống thành quần thể rừng, ít hoa, có mầu xanh hơn so với hoa mai phía Nam. Ước định tuổi của khu rừng mai này vào khoảng hơn 700 năm, trùng với sự kiện vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, để về Yên Tử tu hành (năm 1285-1288). Rất có thể rừng mai vàng Yên Tử là do vua Trần Nhân Tông trồng khi mới tu hành. Vì thế, mai vàng Yên Tử không chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp của loài hoa bình thường mà còn có ý nghĩa lịch sử và nhân văn. 


Rừng núi Yên Tử có hệ thực vật phong phú, trong đó có những cây mai quý hiếm với niên đại hàng trăm năm tuổi. 




Mai vàng Yên Tử sống trong nền khí hậu có nhiệt độ thấp về mùa đông nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và hương thơm. 



Mai vàng Yên Tử ít hoa và có mầu xanh hơn so với hoa mai phía Nam. 



Những cành mai cổ thụ, khẳng khiu ước định tuổi vào khoảng hơn 700 năm. 



Mỗi độ xuân về, những cành mai vàng phía sau chùa Hoa Yên nở rộ, tô thêm vẻ đẹp kỳ vĩ chốn non thiêng. 


Mai vàng khoe sắc bên núi rừng Yên Tử. 


Đến nay, mai vàng Yên Tử đã được bảo tồn và nhân giống, trồng tại các vườn ươm. Trong ảnh: Các chuyên gia Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra giống mai vàng Yên Tử được nhân giống tại vườn. 

Theo báo Quảng Ninh





Linh sam 86 trên gỗ


Tuesday, February 17, 2015

Tập thơ VAY TRẢ



1. DƯỜNG NHƯ

Dường như em đã đến thật gần
Chạm vào bờ cảm xúc của tôi
Rồi tan biến thật nhanh
Như tên trộm kiêu hãnh
Bỏ lại một mảnh tình
Ghi danh chiến tích.

Dường như em đã cho tôi
Hưởng thụ nỗi đau mất mát
Rạo rực kiếm tìm
Với niềm đam mê trong trò chơi săn đuổi

Dường như em đã bỏ quên
Một dấu môi son trên gờ ký ức
Để mỗi khi tôi bước gần bờ vực
Chợt nhớ mình còn phải tìm lại trái tim

Dường như em đã đến bên tôi
Cọ xát từng tế bào cảm xúc...

2. CON VÀ NGƯỜI 


Tôi thích chữ người ghét chữ con
Tự hỏi sao người Việt gọi con người?
Phải chăng ta muôn đời hai mảng
Thiện ác phân tranh một bước cục diện đổi thay!

Thú tính chính là con.
Nhân tính chính là người.
Tiếng gọi đó đơn thuần chỉ là con thú
Đâu đủ trí khôn để nhận biết đúng sai?

Vậy mà đôi khi thật là khó hiểu
Người khôn ngoan phản bội muôn loài...


3. MƯA ĐÊM 

Vầng trăng muộn chưa kịp mơ màng
Mây đã đến phũ tròn bóng tối
Mưa bất chợt đỗ ào lầm lỗi
Gió cồn cào hất lạnh vào song.

Mưa rền rả bước chân cô độc
Ran rát tình dẫm đạp bình yên
Tưới trên thềm chòng chành nỗi nhớ
Vũng ngực em nằm nước mắt đầy vơi.

Giọt lệ cô đơn dỗi đời khinh bạc
Khoác áo trung thành cay đắng ái ân
Hạnh phúc dần lâng chơi trò cam phận
Khao khát xé từng mảnh vụn tin yêu

Em yếu đuối giữa dòng xiết nợ
Chìm vào trong ảo ảnh mơ yêu
Liêu xiêu thức cùng đêm chờ đợi
Một bàn tay đưa nắng vào chiều

Hương yêu tỏa ngọt ngào quyến rũ
Cháy trong tôi góc nhỏ hiền lương
Mưa úp lạnh thẳng thừng góc cạnh
Nỗi nhớ cắt từng thớ thịt hiến dâng


4. BÀI CA CỦA DẾ


Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Những cô, chàng, dế dễ thương
Ăn cỏ
Uống sương
Hát lời vô thường
Khi tình yêu đã dứt

Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Vang lên từ thảm cỏ non
Nơi gốc rạ mỏi mòn
Rỉ rả
Tháng mười tháng năm
Rỉ rả vĩnh hằng

Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Bài ca thông thái
Trầm tỉnh chín muồi
Đi qua những lo toan tăm tối
Vựợt qua mùa xuân sôi nổi
Và mùa hè bức bối
Không bao giờ thay đổi
Lành mạnh
Sạch trong

Em có nghe không?
Bài ca của dế
Bài ca không có sự xáo động
Chỉ có sự yên bình
Thông thái mênh mông


5. RỬA TAY

Rửa tay xin mặt trời chút nắng
Ráng chiều buông sợi tím hoàng hôn
Rửa tay xin mặt trăng tròn lẳng
Mây đưa về nửa dấu môi son

Rửa tay xin hạt sương ngậm sữa
Mưa đổ ào rửa lá trên cây
Rửa tay xin gió lùa song cửa
Lạnh ghé vào khoác áo đo vai

Rửa tay xin bạn lời hẹn cũ
Rượu rót tràn sóng sánh phân ly
Rửa tay xin chút tình ấp ủ
Nước mắt em rơi giả dối nhu mì

Rửa tay xin tôi nụ cười khì
Mắt cuối nhìn chiếc bóng nhâm nhi
Rửa tay xin tôi một bàn tay
Dòng sông đục ngầu dậy sóng ...


6. VĂN MINH NHÂN LOẠI 

Thế kỷ ngược xuôi
Cung cầu tráo đổi
Trái đất sục sôi
Tự do tội lỗi

Văn minh thế giới
Đổ mãi chẳng đầy
Tâm hồn thủng đáy
Sức mạnh hạt nhân.

Nhân loại tần ngần
Cuống cuồng sợ hãi
Tìm kiếm tương lai
Pháo đài sao Hỏa.

Chạy đua thiên hà
Vũ trụ mở ra
Trái đất rên la
Chất độc hóa học.

Trái tim khô khốc
Con người cô độc
Trở về nguồn gốc
Trầm tích phương Đông

Khai nguyên trống rỗng
Văn minh lắng đọng
Nhân ái chất chồng
Thanh bình mênh mông

Cánh cửa mở rộng
Trời đất hòa đồng
Nhân sinh hữu ý
Vạn vật hữu tình…


7. TỈNH THỨC 

Chạy giữa dòng người đông đúc
Rơi từng chút bình yên
Nhặt từng hơi thất vọng
Quay trở lại tận cùng
Ta thấy được số không

Trên bầu trời tham vọng.
Mây ảo tưởng vờn bay
Ta gánh nặng trên vai
Túi đời đầy mượn vay

Một kiếp người thức dậy
Dưới ánh nắng ban mai
Cân bằng gieo tự tại
Bước chân về tương lai


8. EM LÀ CỘI MAI VÀNG 


Lặng thầm chắt lọc vắt khô cằn
Mặc mùa đông lạnh lùng hun đốt nắng
Uống từng hạt sương buông lãng đãng
Hút mạch nước ngầm tinh khiết trời ban
Dòng nhựa sống dịu dàng qua gian nan
Hội tụ trên cành những nụ hoa tươi tắn
Cội mai già khỏa thân khỏe khoắn
Đợi Xuân về rực rỡ hiến dâng.

Hạnh phúc nở vàng trên từng cánh hoa ngân
Khe khẽ rơi trong vòng ôm bè bạn
Hương thơm ngát trên môi cười con trẻ
Đêm nồng nàn em mở cửa hồn Xuân


9. MÊ KHÚC THU 

Lang thang nửa cuộc đời
Chơi quá nửa cuộc chơi
Môi em ướt gọi mời
Mùa thu về lã lơi

Bàn tay em xa vời
Vẫy lên mừng cuộc chơi
Hạnh phúc còn chưa tới
Vết thương khâu rã rời

Hương ái ân rười rượi
Giật mình lũ chim dơi
Lồng ngực bung phơi phới
Cô đơn sầu trắng phơi

Mượt mà dối trá ngươi
Đường trơn bóng ngã đời
Cơn mê cười đứng đợi
Thật thà lá vàng rơi

Tim yêu nhỏ giọt tươi
Dấu thời gian tả tơi
Độc hành bước đầy vơi
Chập choạng vào cuộc chơi

Thu buông trọn kiếp người
Vàng ươm lấp lối đời
Em có vào cuộc chơi?


10. VAY TRẢ 

Sinh ra đời ta đã mượn -vay
Tiếp tục sống để mà trả lại
Trả tất cả cho đến một ngày
Ta trả lại ta.

Ta vay loài người sinh mạng
Trả lại một đời cuộc sống trở trăn
Mấy tỷ thời gian tử tế, đàng hoàng
Lãnh đạm công bằng
Thanh thản bi thương
Vay - trả

Ta lại trở về cùng cõi vô thường
Tiếp tục khởi đầu hành trình vay- trả
Vạn kiếp bản ngã
Vẫn chỉ là trả -vay
Hành trình dài thỉnh thoảng le lói sáng
Chẳng có gì đáng để tự hào
Như những ngôi sao
Đốt định mệnh huy hoàng.rơi rụng

Một vài người băn khoăn
Ngắm sao băng ngẫm nghĩ làm người
Trả -vay
Vay - trả
Ta nào biết là ai?


11. CÓ ĐIỀU GÌ


Có điều gì là lạ
Bốn bức tường quanh ta
Vào ra chỉ mình ta
Bốn bóng người lân la

Có điều gì xa xôi quá
Bốn bóng người chỉ một ta
Bốn bức tường trong thinh lặng
Buồn vui chẳng thể bước qua

Có điều gì như đang vật vả
Bốn bức tường, bốn bóng quanh ta
Đêm liêu xiêu kẻ nghiêng người ngả
Ta khóc cười cũng chỉ riêng ta

Có điều gì ngông nghênh như tuyệt vọng
Bốn bóng người, bốn bức tường chênh chông
Tâm hồn ta ngập tràn bao mơ mộng
Em có về hy vọng với ta không?


12. DỊ MỘNG


Giật mình tỉnh giấc
Trời đất tối đen
Không gian nghèn nghẹn
Hương trà lạ quen

Giấc mộng bon chen
Nửa đời quang gánh
Mảnh tình nằng nặng
Cong bờ đa mang

Dĩ vãng mơ hoang
Mồ côi chăn gối
Lạnh lùng bóng tối
Đỏ dấu son môi

Giấc ngủ lôi thôi
Cựa mình chật chội
Hương trà bức bối
Tiếng  người khóc than

Trời chưa kịp sáng
Cô độc đồng sàn
Dị mộng đeo tang
Em cười khô khan



13. NHƯ


Như là một giấc mơ
Đi theo mùa lá rụng
Tỉnh ra còn lúng phúng
Lắt lay vài cọng đời

Như cánh buồm tả tơi
Ra khơi ngày biển động
Lao mình vào khát vọng
Đắm chìm trong đơn côi

Như cuộc tình nóng vội
Mây mưa vả mồ hôi
Tàn phai chưa kịp hỏi
Lời thú tội nhân đôi

Như gió về nông nổi
Nắng chết một ngày tàn
Hương trầm thơm nén nhang
Loang trên chiều vô hạn

Như cuối đường bước cạn
Hun hút vùng tối sâu
Văng vẳng tiếng kinh cầu
Em bây giờ nơi đâu?



14.  BẾN ĐỢI ĐƠN CÔI




Tôi đi mình tôi
Trên đường độc đạo
Bước chân lạo xạo nhát nhàu sỏi đá
Run rẩy đêm đen
Một vì sao rơi rụng
Cuối chân trời biển khơi

Tôi đi tìm tôi
Giữa biển đời tăm tối
Kiếm tìm một bến đợi
Neo con thuyền sám hối

Em ngồi bên bến đơn côi
Khép cửa dòng sông khát vọng
Con thuyền tôi mỏi mòn vô vọng
Lênh đênh biển động tội lỗi đếm đong

Tôi đi tìm lấy nỗi đau
Giữa dòng xoáy đợi chờ hấp hối
Góc giáo đường em thẹn thùng xưng tội
Chúa nghe chăng? 
Biển vắng bến mồ côi


15.   QUÊN ĐI LỜI ĐÃ HỨA


Tôi vẫn luôn nhủ lòng
Tìm mọi cách đừng yêu
Nhưng mỗi khi mặt trời bỏ chiều
Tôi lại trông chờ dòng tin nhắn của em

Tôi vô thức thả hồn lêu lổng
Phơi trần mình dưới cái lạnh của ánh trăng non
Con đường em về hẳn gió cũng héo hon
Nên bên tôi lá vẫn xót cành đeo vàng không chịu rớt

Úp mặt vào ngực mùa Thu
Tôi buông đời dung tục
Nỗi nhớ em sôi sục trong lòng chảo trăng treo
Rớt xuống tôi giọt tình nóng bỏng
Cháy xém tóc đen bạc trắng chiều tan

Tôi hồ đồ ngoạm câu thơ lắm bụi
Thả vào đêm vũng ngực thanh tân
Và tự nhủ yêu em lần cuối
Tiễn mùa Thu đi dỗ giấc ngủ Đông


16.   S
ÂN GA THỀ HẸN


Trên mảnh đất tình yêu
Em rơi những giot nước mắt
Mọc lên một mái vòm
Đủ để tôi trú mưa tránh nắng

Trong mái vòm nước mắt

Em thả nụ cười hồn nhiên
Xây  băng ghế dịu êm tôi ngồi
Chờ đợi
Và em bỏ lại lời thề hẹn
Hóa một sân ga

Trên băng ghế nụ cười

Dưới mái vòm nước mắt
Sân ga thề hẹn
Tôi lặng lẽ đợi chờ một con tàu.

Thỉnh thoảng

Từ xa
Một con tàu thấp thoáng hiện ra
Ẩn hiện trong màn sương buồn vui lãng đãng
Chưa đến gần đã biến mất
Như một con tàu ma

Mỗi một đời người chỉ có một sân ga

Đợi chờ con tàu duy nhất
Con tàu đưa người yêu trở lại
Sân ga của lời hẹn thề

Nơi tôi đến và chỉ ra đi khi viên mãn một kiếp người


17.   YÊU NGƯỜI TÌNH PHỤ


" ...yêu em yêu thêm tình phụ
yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ...
(TCS)


Đợi chờ đỏ bầm giọt máu
Trái tim tình phụ tím màu mắt em
Gồng lưng chất chồng nỗi nhớ
Hằn sâu chân bước đường mơ nhọc nhằn
Chập chờn ký ức mắc giăng
Môi son quyến rũ thời gian cỗi cằn

Vệt tình loang lỗ gối chăn
Duyên xưa thề hẹn ái ân mặn nồng
Tường in rỗ bóng cõi lòng
Cô đơn chưng diện nửa hồn gọi tên
Thương người tình phụ lênh đênh
Yêu người tình phụ cong vênh kiếp người...


18.   ĐỢI SAY


Đêm nay rượu cạn
trăng tàn
Đưa môi uống giọt sương tan
lạnh lòng
Cơn say chưa đủ gọi Đông

Hồn say chưa đủ đợi trông
em về...

Lũ bạn ngày xưa nay bét nhè
Ngày chưa kịp xuống đã mấy ve
Đêm buông giấc ngủ lè nhè
Say quên giấc mộng còn nghe rượu nồng

Sáng say
Chiều say
Đêm say
Mơ say
Ngày qua ngày
Tận hưởng đắng cay

Trăng tàn cạn rượu chưa say
Uống sương
Nuốt gió
Tàn phai còn mời

Cắn câu thơ gãy làm đôi
Nhâm nhi tuyệt vọng làm mồi...đợi say



19. CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG



Thời gian bên em đêm buồn tịch mịch
Thời gian nơi tôi ngồi nắng nhảy bum xum
Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa.

Tôi ngồi bên này đọc " Câu chuyện dòng sông" (*)
Mặc đôi tình nhân ngã trần quấn quít
Quả lắc thời gian im thin thít
Lẫn trốn nhịp tình toan tính vỡ toang

Em ở bên kia thời gian đóng cọc
Neo yên bình cô độc giữa dòng sông
Quả lắc khát khao vẫy  vùng chết ngộp
Hơi thở cuối cùng cũng chỉ là bong bóng co ro

Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa
Có chăng là nỗi nhớ
Chung một đường phôi pha...

Dẫu sao cũng cám ơn Hermann Hesse
Cho cô độc một dòng sông để mang về bên ấy.

(*)Hermann Hesse , sinh ngày 2/7/1877 tại Calw ( Đức ), mất ngày 9/8/1962 tại Montagnola ( Thụy Sĩ ).Ông là nhà văn, nhà thơ, và là một họa sĩ. Ông từng đoạt giải thưởng Goethe và giải Nobel Văn Học.“ Câu Chuyện Dòng Sông “ là một trong những tập truyện của ông.



20.   TÌNH YÊU CỦA ANH DÀNH CHO EM


Tóc em còn có thể đếm được
Nhưng tình yêu của anh dành cho em nào có thể đếm đong
Lặng thầm
Như mạch nước ngầm
Từ lòng đất tối tăm
Dưỡng nuôi bóng mát
Thỏa cơn khát
Nơi sa mạc khô cằn

Những ngôi sao rồi sẽ có một ngày tắt ngắm

Nhưng tình yêu của anh dành cho em không bao giờ lụi tàn
Tỏa sáng
Như mặt trời nồng nàn
Hun đúc miên man
Tháng ngày ủ ấm
Màu mắt em trong xanh

Tình yêu của anh dành cho em

Không thể nào đếm đong
Và không bao giờ tàn lụi
Như một kiếp người cặm cụi
Đi qua luân hồi
Nảy nở sinh sôi


21. Sầu cuối Thu



Đêm gọi mưa thả lạnh
Tôi gọi nhớ thả sầu
Mùa Thu nào đã hết đâu
Mà Đông đeo nặng trên cành quắt queo?

Mưa rưng rức rơi ngày dại dột
Đêm hưng hứng từng giọt mồ côi
Ngày tháng trôi thuyền tình nênh nổi
Nỗi nhớ đếm đong chờ đợi đầy vơi
Em tóc ngắn, tóc dài hò hẹn
Tôi bước thấp, bước cao trọn vẹn lỗi lầm
Thu chưa kịp ướt mềm môi thắm
Đông vội vàng nứt nẻ vết son
Thời gian em dỗi hờn cong cớn
Ngày đêm tôi ngã ngớn chập chờn
Em đi rồi mộng còn lặn lội
Nhặt cơn mưa tẩm quất niềm đau
Tháng chín vàng rơi đã hết đâu
Lạnh Đông bóp vụn lá sầu cuối Thu !



22.  Câu hỏi thường ngày


Những ngọn gió bốn mùa qua lại
Đến bên tôi bổi hổi, bồi hồi
Như thường lệ gió buông câu hỏi:
Em bây giờ đang ở nơi đâu?

Em bây giờ làm gì, nghĩ gì?
Em đang vui hay đang sầu não đắn đo?
Hay em cũng như tôi lặng lẽ âu lo
Đếm từng giọt thời gian rơi tan rả?

Thôi thì gió hãy mang đi
Những lá thư phôi pha
Tôi cất giữ trong ngăn ký ức buồn bả
Gửi vào thinh không tình yêu vay- trả
Về bên em hạnh phúc yên bình.

Gió hãy mang đi và cầu xin trở lại
Mang thinh âm tiếng cười trong trẻo môi xinh
Một dòng tin em vẫn hữu hình
Tôi yên bình thanh thản ra đi

Với tôi em luôn là tất cả
Dẫu ngày mai tôi sẽ mãi ra đi
Và khi đó gió chẳng phải hỏi gì
Bởi linh hồn tôi sẽ đi cùng gió.

Những ngọn gió bốn mùa qua lại
Sẽ không còn phải hỏi câu hỏi thường ngày...


23.  Đời Thi nhân



Vị đời
Đắng - cay, chua- chát, ngọt- bùi
Ta nếm đủ rồi nào có chi vui
Con đường ta đi còn gì là lạ
Cành vinh tơi tả
Khóm nhục rả rời
Ta bước tới đớn đau đã đủ
Quay lưng về thù hận cũng buông rơi

Nơi ta đến còn xa vời vợi
Niềm vui em cười môi mắt xinh tươi
Hương ân ái đất trời thơm ngát
Hạnh phúc nhân đôi ngào ngạt yêu thương.

Nhưng có lẽ chỉ là trong giấc mộng
Ta nhọc nhằn bước mãi không ra
Tim dần lạnh ướp tâm hồn buốt giá
Ngực khô cằn giục giả cơn ho.

Sự sống giả vờ đứng đợi nhởn nhơ
Có ai cho ta nhận dại khờ?
Đốt câu thơ cháy cùng thân xác
Gửi cho em một khoảng trời mơ

Con đường phía trước xa mờ
Đường đời ta cạn giấc mơ say nồng
Còn gì để nuối tiếc không?
Khi ta hiến trọn nỗi lòng thi nhân...



24. TÌNH THƠ


Tôi và em ngược hướng
Lao chung một con đường
Vụt qua nhau lại vướng
Sợi thơ tình ngỗn ngang

Tình em rơi lỡ làng
Nghiêng bên bờ dỡ dang
Thơ tôi đổ ngỡ ngàng
Rớt trên ghành đa mang

Câu em vun duyên phận
Chữ tôi cào trái ngang
Chạm vào nhau vỡ tan
Chia hai đường sầu mộng

Em thương đời con sông
Tôi yêu trời gió lộng
Mắc vào nhau hy vọng
Sợi thơ tình lưng cong

Em về bến đợi cầu mong
Tôi buông xuống vực dối lòng quên em...



25.   Điên

Ôm cuộc tình vô vọng
Tôi nô lệ giấc mộng
Cho đến ngày bất động
Xác thân về hư không

Năm tháng xanh xao
Đôi vai gầy hư hao
Tròn trịa nỗi đau
Môi cười tiêu dao

Đừng ngoáy lại
Xót cành mai
Thương tóc dài
Đêm tàn phai

Nông nổi
Đổ tội
Lầm lỗi
Nơ duyên

Điên


Triền miên
Nỗi nhớ
Tái sinh
Cuộc tình

Tiếng phong linh
Gió tận tình
Ru yên bình
Bờ môi xinh

Giữa trời ban mai
Cỏ thơm ngai ngái
Khỏa thân tự tại
Uống giọt trang đài

Cây xanh tình kết trái
Trao nhau vẹn hình hài
Dòng sông đời thông chảy
Hạnh phúc về biển khơi



26.   PHỐ ĐÊM



Chiều hôm phố xá lân la
Gương mặt người qua khù khờ xa lạ
Cây khua lá,gió luồn to nhỏ
Nơi em về phố có xốn xang?

Sương chạng vạng buông màn lơ đãng
Phố lên đèn gọi bóng tri âm
Dỗi hờn chi  để bóng về thinh lặng
Cho trăng tần ngần ở mãi trên cao.

Phố đổi màu phấn son khoác áo
Em thả tóc đào đêm lã nơi mô ?
Bước chân khô đưa buồn nối khố
Mắt cay xè bụi dậm phố đêm

Bóng yếu mềm đòi trăng âu yếm
Trăng kiệt cùng cắt nửa xiêm y
Nghiêng tàn phai rót tràn tình ý
Đêm say mèm phố vỡ từ bi



27.   Cô đơn



Tôi phiêu du trong chính hồn tôi.
với nỗi cô đơn không tên mời gọi.
và bắt gặp những áng mây yên lành
thoát ra từ đôi môi của em

Người đàn bà khóc bằng nụ cười
nhìn tôi chờ đợi
sự chờ đợi không bao giờ đến được
như hai  bờ ng
ăn cách bởi dòng sông.

N
ếm nỗi cô đơn như nếm gia vị của cuộc đời.
chảy trong tôi chuyển hóa thật là thú vị
một khoảng lặng thinh đâu cần suy nghĩ
bất chợt thăng hoa sáng tạo giấc mơ tuyệt vời.


Em không là ai
Tôi cũng chẳng là gì
chỉ là những gấc mơ cô đơn đi dạo
ngọt ngào
hiển nhiên
như tri âm không bao giờ gặp mặt


28.   Ốc đảo



Tôi vẫn luôn đi tìm câu trả lời
Và dường như chưa bao giờ tìm được
Bởi câu trả lời chưa kịp đến
Câu hỏi trong tôi đã vội sinh ra!


Tôi lại tiếp tục bước đi
Tìm câu trả lời độc đạo
Và vướng lại nơi khô cằn ốc đảo
Đợi chờ cơn mưa rào

Nhùng nhằng khát khao
Định mệnh ân sũng
Những hạt mưa ngọt ngào
Như tình yêu em trao

Cơn mưa đến vội và ra đi cũng thật vội
Trái tim tôi chảy máu hóa vôi
Sỏi đá kết tinh hằn in khuôn mặt
Sa mạc chôn vùi hạt tình nào có thể sinh sôi?

Tôi vẫn tìm câu trả lời
Cho đến ngày em lạc bước vào đời tôi
Nước mắt mặn môi ướt mềm sỏi đá
Ốc đảo xanh tình em lại đi xa...



29.   KIẾP NGƯỜI KHÔNG TÊN




Những gương mặt nhỡn nhơ
Trôi trên dòng thơ ơ
Luễnh loãng đúng sai
Xấu tốt bi hài
Lềnh bềnh như rác
Dính nhau nhớp nháp
Thành bè tự hào
Chở chuyên trơ tráo

Những gương mặt xinh xinh
Treo trên cành khát tình
Uống từng giọt xu nịnh
Phơi dối gian trắng mình
Đỏng đảnh rên sầu muộn
Đu đưa nước mắt tuôn
Phấn son rơi lệch bệch
Ân ái rụng nhẹ tênh

Ôm trái tim hớ hênh
Bước chân tròn khập
 khễnh
Xuôi phận đời lênh đênh
Một kiếp người không tên...



30.   Nửa dấu son môi



Đêm băng lạnh vỡ quên thành nhớ
Dưới ánh trăng tàn tôi đỡ lá rơi
Sương bịn rịn ru đời lá ngủ
Lá chao mình nhỏ từng giọt mồ côi.

Em nghiêng tình sầu lăn vũng ngực
Nước mắt mặn mòi lệ thấm phai phôi
Tôi mềm dĩ vãng ướt mồ hôi ký ức

Mơ vẽ lên trời nửa dấu son môi

Em với tôi đêm và ngày xa vợi
Hò hẹn chưa về đã bạc như vôi
Đêm rượu nhạt thương đời lá ngủ
Đợi trăng tàn uống cạn giọt đơn côi

Thursday, February 12, 2015






Gom mây, trả nắng cho trời
Gom yêu thương trả cho người, người ơi !
Xót lòng cho lệ tuôn rơi
Yêu người, yêu nửa cuộc đời hoang vu

Phận hèn nên thiếu đường tu
Ngồi ôn lại tiếng mẹ ru thưở nào
Ru tình vào giấc chiêm bao
Uống mềm môi những ngọt ngào đắm say

Pháo hồng, cau thắm, trầu cay
Biết ngày sau có đổi thay trong đời?
Giờ đây khi khóc, khi cười
Nhắn người trong mộng nhớ lời thủy chung

Đói no em vẫn theo cùng
Sang hèn một kiếp tình chung vuông tròn
Xin làm gương để cháu con
Dẫu cho biển cạn, non mòn, trời nghiêng

Giữa dòng thế sự đảo điên
Khơi trong, gạn đục, tìm miền yêu thương
Giúp người lạc lối, sai đường
Nghĩa nhân giữ trọn, tỏ tường trắng đen.


THANH VÂN 15h41' ngày 17/1/2015






BUỒN đau ai bán mà mua
VUI cười quên chuyện hơn thua ở đời

CŨNG là duyên phận, người ơi !
MỘT lòng yêu mến, chẳng rời xa nhau
CHỮ ngờ ai biết được đâu
TÌNH chung một gánh hận sầu ai mang
ĐI về bến mới vội vàng
TÌM vui, quên chuyện bẽ bàng ngày qua
MỘT người lặng lẽ nhìn xa
NỬA đời xây mộng làm quà vu quy
CHÚNG mình kẻ ở, người đi
MÌNH xa xôi, chẳng là gì của nhau
GẶP làm chi để thương đau
NHAU rời lối mộng, gác sầu tìm vui.

BUỒN VUI CŨNG MỘT CHỮ TÌNH
ĐI TÌM MỘT NỬA CHÚNG MÌNH GẶP NHAU

THANH VÂN 8h16' ngày 16/1/2015
Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt


- Là người nói chuẩn tiếng Việt, ông có đau lòng khi tiếng Việt nhiều khi bị sử dụng sai nghĩa, sai ngữ pháp trên báo, đài, và ở đâu đó nữa...?

- Có. Nhưng sau hơn 50 năm được các dịch giả của các báo, đài tập dượt cho, bản năng phản ứng của "người bản ngữ" trước những câu nói ngô ngọng chỉ có thể có được ở cửa miệng những ông Tây mới học tiếng Việt được 3 tuần cũng đã dần dần cùn mòn đi. May thay, dù sao tôi cũng đã quá già để có thể bị cái giọng Tây lai ấy ảnh hưởng.
Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói đó mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa.
- Ông thấy tình trạng này còn có hy vọng khắc phục được nữa không?
- Tôi không đến nỗi bi quan như một số bạn đồng nghiệp cho rằng dưới những đòn nặng nề của "ba mũi giáp công" (nhà trường, truyền thông đại chúng và các nhà nghiên cứu), tiếng Việt chỉ vài mươi năm nữa là tuyệt diệt như một số ngôn ngữ bị người nói quên dần (để dùng tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha).
Tôi tin rằng nếu ngay bây giờ chúng ta bắt đầu dạy tiếng Việt thật (chứ không phải tiếng Tây hoá trang bằng thí dụ tiếng Việt) ở nhà trường phổ thông, cái quá trình bi thảm ấy hoàn toàn có thể chặn đứng lại, chậm nhất là sau 20 năm.
- Ngôn ngữ thể hiện tư duy của con người, liệu có phải tư duy của chúng ta đang "có vấn đề" không, thưa ông?
- Đừng đặt vấn đề sâu như thế. Ở đây tôi chỉ muốn nói nhà trường đã dạy dỗ thế nào, các ông giáo sư, nhà nghiên cứu làm gì mà để môn tiếng Việt lâm vào một tình trạng đáng buồn như vậy.
Theo tôi, hiện nay thứ tiếng mà chúng ta đang dạy cho học sinh và sinh viên gần như 100% không phải là tiếng Việt, mà là tiếng Pháp hay một thứ tiếng Âu Châu điển hình nào đấy.




- Liệu đây có phải là thời tiếng Việt lâm nạn?




- Thực ra có những cuốn tiếng Việt tương đối chuẩn, như cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" in từ năm 1883 của Trương Vĩnh Ký, ông viết từ thời xưa nhưng còn hơn hẳn mấy ông ngôn ngữ bây giờ, những người chỉ sao chép ngữ pháp tiếng Âu Châu qua tiếng Việt.




- Là một dịch giả có uy tín ông nghĩ thế nào về tình trạng như là "dịch lấy được" của một số dịch giả hiện nay?




- Thú thật là tôi ít có thì giờ để đọc. Thỉnh thoảng xem trong tạp chí "Văn học nước ngoài" tôi thấy hình như các dịch giả quá ít chú ý đến câu văn. Hình như họ dịch quá sát nguyên bản mà không đọc lại cho kỹ xem văn Việt của bản dịch có ngô ngọng quá không.




- Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cho Công ty văn hoá Phương Nam, ông đã yên tâm hoàn toàn về vấn đề tác quyền chưa?




- Chính bên Phương Nam cũng nói là họ sẽ gắng làm hết sức, chứ không thể đủ sức ngăn chặn hẳn hoạt động in lậu. Có những nhà xuất bản từng làm việc lâu năm với các bản dịch của chúng tôi như Nhà xuất bản Văn học chẳng hạn, họ làm việc rất đứng đắn, mỗi lần tái bản cuốn nào đều xin phép hẳn hoi và trả nhuận bút đầy đủ.




Nhưng nhà xuất bản của các tỉnh thì lại thường thấy hai việc này là hoàn toàn không cần thiết. Họ biết thừa rằng dù họ in lậu bao nhiêu thì chúng tôi cũng chẳng biết.




- Một câu cuối cùng, đến tuổi này ông sợ nhất điều gì?




- Sợ thì sợ nhiều. Nhưng cũng không sợ gì lắm vì có ai làm gì đâu mà mình sợ? Nhưng đúng là tôi cũng thấy buồn trước tình hình dạy, học và viết tiếng Việt hiện nay.




Quả thật hình như người ta coi thường công việc nghiên cứu và trau dồi tiếng Việt. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng nói sao, viết sao hiểu được thì thôi. Chứ lời văn trau chuốt chẳng có giá trị gì trong thời đại của Internet này nữa. Nhược điểm có viết thànhyếu điểm thì cũng đã chết ai chưa? Dùng cứu cánh để chỉ "phương tiện cứu vãn" thì phỏng có hại gì cho định hướng phát triển xã hội?




Nếu có nghe, đọc phương tiện truyền thông của ta mỗi ngày truyền bá dăm bảy trăm câu hoàn toàn bất thành cú, biết kêu ai bây giờ?





Theo Lao Động

Cop lại từ chungta.com










GS Cao Xuân Hạo (1930 - 2007) là một nhà ngôn ngữ học đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.




Tác phẩm

Truyện dịch: Chiến Tranh và Hòa Bình, Tội Ác và Hình Phạt, Con Đường Đau Khổ, Papillon, Nô tì Isaura ..




Sách ngôn ngữ học:

- Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa,

- Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, .

Wednesday, February 11, 2015

Tóc Nhớ

Đêm buồn em thả
Dài sợi tóc thơ
Anh về mơ ngủ
Thương nhớ đến giờ

Như thể tình cờ
Chân theo chân bước
Con đường phía trước
Sao ngắn lạ thường

Sáng em đến trường
Hương tình đưa lối
Thơm làn tóc rối
Anh chuếnh choáng say

Sách vở cầm tay
Đường chiều tỏa nắng
Bên anh thầm lặng
Đất trời chao nghiêng


Tuesday, February 10, 2015

Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 12)

Mấy ngày hôm nay, dự luận xôn xao về trả lời với Quốc Hội về việc phong tướng, Phùng Quang Thanh nói là không được phong tướng anh em rất “tâm tư”.

Ở Trung Quốc, quân đội của đất nước hơn 1 tỷ dân mà họ chỉ có thượng tướng là cao nhất.

Ở Việt Nam cả công an và bộ đội bộ trưởng đều là đại tướng.

Lê Hồng Anh chả biết gì công an nhưng một phát đại tướng luôn. Cái đó anh em cán bộ chiến sỹ mới tâm tư.

Giờ luật sỹ quan được vận động tích cực.Quân đội thế nào công an cũng đòi thế.

Quân đội đòi 3 đại tướng cho bộ trưởng, chủ nhiệm tổng cục chính trị và tổng tham mưu trưởng thì bên công an cũng đòi đại tướng cho bộ trưởng và thứ trưởng thường trực.

Quân đội thứ trưởng thượng tướng thì công an cũng thứ trưởng thượng tướng.

Lần này, công an đòi như quân đội tức tổng cục trưởng cũng ủy viên trung ương và một số cục đặc biệt thì cục trưởng cũng trung tướng, ủy viên trung ương.

Mặc dù chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, chỉ huy trưởng biên phòng chỉ là đại tá nhưng giám đốc công an tỉnh là tướng. Thậm chí Hà Nội giám đốc phòng cháy cũng tướng. Các phó giám đốc công an địa phương như Hà Nội cũng tướng. Thậm chí không còn là công an như Lữ Ngọc Cư mà vẫn đeo lon tướng. Chuyển sang làm chánh án tòa Hà Nội mà Nguyễn Đức Bình vẫn muốn đeo tướng.

Rồi thì không chỉ trông mấy cái xe cứu hỏa đòi tướng đâu. Nuôi mấy chục con chó cũng đòi đeo lon tướng.

Không hiểu lúc đó gọi là gì? Tướng cháy? Tướng chó? Nhà báo cũng trung tướng. Thậm chí là phó tổng biên tập một tờ báo cấp Cục cũng tướng. Rồi thì nhạc sỹ cũng tướng, nhà văn tướng và con buôn cũng tướng. Phong tướng là danh dự mà. Đi đâu khoe tướng nó mới oách.

Khi khao lên tướng của tướng cháy Đoàn Viết Mạnh, cục trưởng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì xảy ra cháy ở Lạng Sơn làm nhiều người chết. Khi nghe tin, Mạnh vẫn tiếp tục cuộc vui. Không hiểu khi đó tướng cháy Mạnh có còn “tâm tư” không nhỉ?

Thời trước, phó tư lệnh quân khu cũng chỉ đeo lon đại tá.

Mà cũng chả lâu gì, ông Bùi Thiện Ngộ và ông Lê Minh Hương là Thượng Tướng Bộ Trưởng. Nhưng giờ thì bộ trưởng cũng đại tướng tuốt. Trước ông Trương Hữu Quốc làm tổng cục trưởng cảnh sát chỉ đeo đại tá, ông Nguyễn Khánh Toàn lên thứ trưởng vẫn đeo đại tá tới 3 năm.

Lương cao, có xe riêng phục vụ. Tướng thực sự là gánh nặng cho ngân sách và đó chính là tiền thu thuế của dân.

Nhưng tại sao công an muốn có nhiều tướng thế?

Chỉ có thể giải thích theo hai lý do: một là muốn lên tướng thì phải chạy và hơn nữa là muốn có sự trung thành để bảo vệ cho những lợi ích bị đe dọa. Chả thế mà dân oan kiện cáo khắp nơi thì cũng cần có tướng khắp nơi để đàn áp chứ?

Tuy vậy, dù là tướng gì đi chăng nữa thì việc họ đáng làm họ không làm, mà việc họ không đáng làm thì họ làm.

Thay vì tìm được kẻ thực sự đứng đằng sau sự phá hoại những cơ sở kinh tế ở Bình Dương và Đồng Nai đợt tháng 5 thì họ đi bắt 3 người và đổ cho Việt Tân.

Thay vì bắt bọn tình báo Trung Quốc giả sư đi ăn xin thì họ bắt bớ người yêu nước chống Tàu.

Thay vì tìm bọn Trung Quốc chuyên tìm về tận từng nông hộ để lừa thì họ đi bắt chẹt doanh nghiệp làm chả đủ ăn.

Ở nhiêu nơi, cứ đến ngày đến tháng là công an đến thu tiền từng doanh nghiệp, đến từng nhà thu phí an ninh tổ quốc. Công an phường đến từng nhà, từng cơ quan xin tiền đi nghỉ mát, xin tiền Tết.

Thay vì lực lượng cảnh sát cơ động đuổi bắt bọn cướp đêm, tuần tra chống trộm trên đường phố thì giờ đây cảnh sát cơ động chỉ rình bắt xe của những người phải đi làm đêm trên đường nếu vô tình thiếu cái đèn hay cái mũ.

Cảnh sát giao thông thì chỉ rình bắt phụ nữ, người lao động ngoại tỉnh mà không dám bắt bọn xăm trổ.

Ông Tướng cảnh sát giao thông còn nói là anh em cầm vài ba chục thì có gì phải gọi là tham nhũng? Hay ý ông là nhiều như nhà anh 3X, anh Bình Ruồi còn chả ai nói là tham nhũng thì anh em lấy vài ba chục ngàn thì đáng gì?

Nếu như với phương án mà Bộ Công An mong muốn các tổng cục trưởng và một số cục cũng trong trung ương thì có lẽ là điều tốt nhất để bảo vệ những gì mà “các ông chủ” thực sự của đất nước này mong muốn. Bảo vệ những gì đang có.

Nhân sự kỳ tới có ít nhất 5 nhân vật có gốc gác công an quy hoạch vào Bộ Chính Trị trong đó có Tô Lâm và Phạm Minh Chính.

Hai nhân vật này thì bảo vệ 3X tới cùng nhưng phe Đảng lại luôn nghĩ là hai nhân vật này đi hai chân, đu hai dây. Một mặt vẫn ra vẻ theo 3X nhưng mặt khác vẫn đi đêm với phe Đảng. Phạm Minh Chính mặc dù bị bệnh trọng nhưng vẫn khát khao vươn lên. Hai vợ chồng Chính và Trân mặc dù ly thân, không sống cùng nhau nhưng nếu cần xuất hiện thì vẫn xuất hiện chung và Trân vẫn đi thu tô hàng tháng ở Quảng Ninh.

Vì thế, trong cơ cấu hệ thống nhóm lợi ích của 3X, Bình Ruồi thì không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của việc phong tướng, hòng tạo nên một cơ số tướng phục vụ và bảo vệ cho nhóm này.

Về mặt Chính Phủ, tất cả các phó thủ tướng chỉ có quyền phán miệng ba lăng nhăng nhưng chuyện quyết tiền nong chi đâu, như như nào, bao nhiêu thì chỉ có 3X mới có quyền làm việc này.

Và vì thế không thể không truy vấn, bao năm nay, nợ công tiêu như thế nào? Nước Mỹ có 300 triệu dân, nền kinh tế 17.500 tỷ GDP/năm nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức còn ở Việt Nam chưa bằng nửa số lẻ lẻ của họ với 100 triệu dân nhưng lại có tới 2,8 triệu công chức. Một mặt hô tinh giản biên chế nhưng thực chất là vẫn âm thầm tăng. Tiền tiêu cho đám kiêu binh, trên thì tướng cháy, tướng chó dưới thì tinh tướng chứ tiêu vào đâu. Chưa kể những tập đoàn há mồm luôn trong tình trạng như con nghiện thiếu thuốc.

Về nhóm công an bảo vệ cho nhóm này không thể không nhắc đến vai trò đạo diễn của Nguyễn Văn Hưởng và xung quanh giờ đây Đại Quang, Tô Lâm, Phan Văn Vĩnh… Thậm chí, 3X còn nghe báo cáo trực tiếp từ một số Cục trưởng.

Phía Nam phải kể đến em vợ của 3X là Trần Quốc Liêm, một nhân vật suốt ngày nhậu và không cần quan tâm công việc. Cán bộ văn phòng phía Nam chả lạ gì khi phòng Liêm đóng để ngủ hoặc đóng để đi nhậu. Muốn có chữ ký của Liêm hoặc biết ở đâu thì đem ra đó hoặc một tuần may ra có một buổi ở cơ quan. Cái đó thì tướng “tâm tư” hay lính “tâm tư”?

Chả thế mà nạn cướp giật trở nên phổ biến đến mức công an thành phố Sài Gòn phải đi phát tờ rơi cho du khách nước ngoài là hãy tự bảo vệ mình chứ công an không bảo vệ được đâu!

Về mặt điều hành tiền thì nhóm Bình Ruồi và Bắc Hà có quan hệ cực kỳ mật thiết với lực lượng công an. Thậm chí còn có tin là Nguyễn Văn Hưởng tuyển dụng Nguyễn Văn Bình khi Bình ở Nga; còn Bắc Hà thì là lính của Cục Phản Gián 1, tổng Cục 1. Vì thế, mọi hoạt động của nhóm này chả thể động đến được. Đặc biệt Cục C48 thì chỉ làm vài ba vụ ba lăng nhăng được ví như chỉ dùng để đập ruồi.

Thanh Tra thì dễ dàng “bắn thủng” bằng tiền và Huỳnh Phong Tranh thì bảo vệ 3X tới cùng rồi.

Bên Kiểm Tra thì Ngô Văn Dụ cũng hòa hoãn với 3X và chả có vụ án kinh tế nào được Ban này đả động đến.

Nhưng khi nhắc đến nhóm lợi ích này cần phải nhắc đến một người điều hành phía Nam là Lê Thanh Hải. Hải giả vờ không có quan hệ gì nhưng thực chất, Hải là người phục vụ 3X và kết nối các lực lượng phía Nam trong đó thông qua Trầm Bê để kết nối với nhóm Ba Tàu và tình báo Trung Quốc.

Trong hệ thống làm ăn của 3X có cả Hunsen. Trước đây, khi còn ở Kiên Giang, 3X đã từng vác cả tấn vàng sang Cam Bốt buôn lậu.

Về mặt nhà nước thì Việt Nam đã mất Cam Bốt và đang mất dần Lào vào tay Trung Quốc. Trong đó 3X biết rất rõ điều này.

3X có cái giỏi là trong tất cả các tình huống liên quan đến Trung Quốc thì phát ngôn luôn như đúng rồi. Và ai cũng tưởng là 3X là người duy nhất chống Trung Quốc trong BCT.

Nhưng tất cả nhóm 3 người Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang đi quỳ gối với Trung Quốc thì thấy rất rõ, họ đều là theo chỉ đạo của 3X.

3X chỉ đạo đến tận sở công thương các địa phương phải tiếp tục tăng cường buôn bán với Trung Quốc, tức mua hàng của Trung Quốc. Ở cấp trên, Hoàng Trung Hải vẫn chỉ đạo giao các dự án rơi vào tay Trung Quốc.

Tướng lĩnh cao cấp nhất của công an và quân đội vẫn đi Trung Quốc học tập.

Vừa qua, công an Hà Tĩnh bắt hơn 300 người lao động tự do Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam trong dự án Formosa Hà Tĩnh.

Mọi người phản đối nhưng 3X và Hoàng Trung Hải vẫn cho người Trung Quốc xây đền thờ ở Khu Formosa Hà Tĩnh và cho khu này thành đặc khu trong tương lai. Đây là vị trí quan trọng nối với cảng Tam Á ở Đảo Hải Nam Trung Quốc. Và một khi nó khởi động thì cửa biển Vịnh Bắc Bộ đóng, đất nước chia đôi.

Liệu cho thành lập một đồn biên phòng có đủ không? Liệu lúc đó cả ngàn ông tướng có làm gì được không? Hay lại có cháy thì tướng cháy Mạnh vẫn rượu?

Cái nhục mà Phùng Quang Thanh thể hiện là sự quỳ gối với Trung Quốc. Giàn khoan đang nằm ở vùng đặc quyền của ta mà vẫn nói giao lưu hữu hảo. Cả thế giới lên án thì chính Phùng Quang Thanh phát biểu không có gì. Rồi gần đây nhất là nói hai bên không triển khai thêm.

Nên nhớ, Trung Quốc là cha đẻ của cái gọi là “vòng kim cô”. Họ ràng buộc Việt Nam bằng những thỏa thuận trong khi tự họ phá và không bao giờ làm theo. Còn ta bị họ ghìm bằng những cái vòng kim cô 16 chữ, rồi 4 chữ rồi các tuyên bố này nọ.

Cho nên việc họ chọn Út Anh, một tay nghiện rượu và chỉ có ngủ. Ngủ cả khi họp BCT, ngủ cả khi chủ trì hội nghị nhưng lại có tính khí dã man, cần là đàn áp và tiêu diệt là có lý do. Trung Quốc tin có thể điều hành được một thằng cha “đầu đất”. Cộng thêm với Phùng Quang Thanh luôn bị phụ thuộc.

Phùng Quang Thanh và con trai Phùng Quang Hải bị căn bệnh ngoài da rất nguy hiểm và luôn phải sống bằng thuốc của Trung Quốc. Nó giống như Lê Đức Anh được Trung Quốc cứu nên giờ đây, những nhân vật đang đứng mũi chịu sào trong chuyện chống Trung Quốc thì đã buông súng rồi.

Chả thế mà Mỹ rất dè dặt gần đây, thậm chí hoãn cả chuyến thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel để xem xét kỹ lại những gì Phùng Quang Thanh đang thể hiện.

Và tất cả những gì Phùng Quang Thanh làm chính là sự giật dây đằng sau của 3X. Nếu 3X không hài lòng, liệu Phùng Quang Thanh có làm được như thế không?

Và một ngày không xa, nếu vẫn “những vì sao tinh tú” này điều hành đất nước thì chả cần mật ước Thành Đô gì cho cao siêu, thì chúng ta ra đường chào nhau Nỉ Hảo và chữ trên đường toàn chữ tượng hình.

Dương Vũ



Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (Phần 11)

Viết tiếp về các thủ đoạn của Bình Ruồi trong lĩnh vực ngân hàng

Cho dù Bình đang lũng đoạn hệ thống ngân hàng cũng như lũng đoạn nền kinh tế, nhưng Bình vẫn tin tưởng vào tiền đồ chính trị tiếp theo của mình. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho ghế Phó Thủ Tướng sắp tới của Bình là Đinh Tiến Dũng, Bộ Trưởng Tài Chính. Không có gì khác là phải dùng chiêu bới lông tìm vết và lấy đó làm cái thòng lọng kìm chân Đinh Tiến Dũng nên vừa qua, Bộ Tài Chính và một số cơ quan của Bộ Tài Chính bị thanh tra toàn diện. Với chiêu bài thanh tra này, liệu Bình có thể gạt được đối thủ Đinh Tiến Dũng? Liệu Đại Quang có ủng hộ một người đồng hương Ninh Bình hay lại ủng hộ người anh em cùng “họ Bác Hồ”?

Về các thủ đoạn của Bình trong hệ thống ngân hàng như đã trình bày về việc biến vàng SJC thành vàng thương hiệu quốc gia và thủ đoạn của nhóm Bình Ruồi trong vấn đề này.

Thứ nhất, đã là vàng thì nó chỉ khác nhau ở độ tinh khiết xác định bằng giá trị vàng tinh khiết mà dân gian vẫn quen gọi là tuổi vàng. Giá vàng có một chút liên quan đến thương hiệu vàng. Nhưng khi cấm kinh doanh vàng trạng thái lẫn vàng vật chất, Bình chính thức khai tử một mặt hàng quan trọng từ cổ chí kim trong giao dịch thương mại của tất cả các nền kinh tế trên thế giới – đó là Vàng. Chính vàng đã cứu Chính Phủ của Đỗ Mười cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước khỏi đổ vỡ và kìm được lạm phát phi mã. Dân chúng chỉ được mua bán vàng có thương hiệu SJC, tại những nơi được chỉ định mà Bình đặt làm thương hiệu quốc gia.

Mới thoạt nghe thì có vẻ rất vô tư định hướng cộng sản, rằng đó là thương hiệu của Thành Ủy Sài Gòn. Nhưng không. Bởi sự gian manh ở chỗ, Công ty vàng SJC miền Bắc mà Đỗ Minh Phú (Phú Doji) đứng tên là công ty cổ phần mà Bình có 40% cổ phần.

Báo Thanh Niên đã từng loan báo về việc nhóm của Bình nhập hàng trôi nổi rồi cho đóng mác SJC đem bán. Chính cái tin này mà nhóm công an suýt nữa bỏ tù nhà báo của Báo Thanh Niên.

Thực ra, còn tệ đến mức, mỗi cục được gọi là vàng SJC bán ra đều bọc trong một cái miếng plastic và nếu nó rách sẽ bị trừ tiền. Vì thế, thực chất, người ta chỉ coi đó là mua một mẩu kim loại có màu vàng chứ không được sờ vào mà biết. Và giờ đây, báo chí chính thức bị cấm tịt đưa tin về vấn đề kinh doanh vàng của băng nhóm này. Giá chênh lệch với thế giới như thế nào để dẫn tới việc buôn lậu vàng vẫn diễn ra hiện này; Bình để anh ruột là Nguyễn Văn Thành tham gia buôn bán vàng như thế nào? Thì giờ đây là khu vực cấm như khu quân sự, cấm nhà báo bén mảng.

Bình có cổ phần trong ngân hàng Tiên Phong của Phú. Vì thế mà người ta nói Tiên Phong bank mới là ngân hàng thực mạnh ở Việt Nam.

Ngoài ra, Bình và Bắc Hà BIDV có 40% cổ phần trong ngân hàng Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long MHB. Bình Ruồi và Bắc Hà đang lên kế hoạch sáp nhập hai ngân hàng này với nhau. Thực chất để nhóm bên MHB sẽ tham gia HĐQT bên BIDV và Bắc Hà sau khi về hưu bên BIDV sẽ là chủ tịch của MHB và lại tiếp tục tham gia điều hành BIDV.

Cái khốn nạn nữa là việc sáp nhập này, nhóm Bình Ruồi Bắc Hà sẽ đưa giá của MHB bằng hoặc cao hơn giá của BIDV và biến tiền giả bên MHB thành tiền thật bên BIDV. Với phương thức này, Bình Ruồi cũng hô biến trong thương vụ Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng với Vietcombank.

Chuyện tiền nong của Phượng được 3X nói là tiền của thằng con rể nhưng phía Mỹ đã trả lời Việt Nam là không hề có chuyện đó. Đó chỉ là cậu chàng làm thuê cho IDG.

Nhưng giờ đây, sau khi bán cổ phần của mình cho phía Trung Quốc trong công ty VNG cậu chàng có một khoản khơ khớ. (Công ty VNG này Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần nhưng vẫn đứng tên cho Trung Quốc và Trung Quốc lấn sâu vào lĩnh vực công nghệ thông tin và cả báo chí nữa. VNG sở hữu tờ Zing News).

Gần đây, báo chí Mỹ còn loan tin, chàng rể nhà 3X còn mua được cả một đội bóng ở giải nhà nghề Mỹ.

Với phương thức như vậy, Bình đang tiến hành tẩu tán tài sản công trong các ngân hàng lớn.

Và nếu là thật công bằng thì có thể chứng minh được không khó khối tài sản kếch xù đó của nhà 3X?

Bình luôn rêu rao về thành công trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhưng thực chất giờ đây mọi người hiểu được rằng, đó là cho chết, ép chết để cướp. Điển hình vụ Habubank bị SHB của Hiển mít nuốt và nhóm chủ của Habubank chết Vinashin của 3X và Bình Ruồi. Hoặc nhóm 3 ngân hàng nhỏ Sài Gòn sáp nhập đầu tiên thì tài sản của Trương Mỹ Lan Thịnh Phát đã mất rất nhiều về tay Bình Ruồi chẳng hạn như tòa nhà Diamond ở trung tâm Quận Nhứt Sài Gòn.

Một điển hình khác là vụ Ngân hàng Xây Dựng, Phạm Công Danh có tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, nợ vài ngàn tỷ nhưng chỉ cần chi tiền cho Bình (chạy hết 700 tỷ, riêng Bình 400 tỷ) vẫn thâu tóm được Đại Tín. Và sau hơn 1 năm đã âm vốn chủ sở hữu lên đến 25 ngàn tỷ. Rõ ràng cho thấy Bình bất chấp và chà đạp lên tất cả. Chả lẽ Bình vô can? Hay tại thế lực thù địch? Hay tại Việt Tân?

Giờ đây, Bình thực sự yên tâm với việc có cả 3X lẫn nhóm công an mà đứng đầu là Đại Quang. Đi đâu Bình Ruồi cũng đi với một trong hai nhân vật này.

Nhưng có một điều hết sức tệ hại mà không phải ai cũng hiểu. Những chính sách hại nước hại dân, những đòn kế đang làm khánh kiệt đất nước lại được sự tô hồng bởi nhóm được gọi là TRÍ THỨC. Trí thức có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự ủng hộ của một chính sách, một nền hành chính, hay một chính phủ. Vì thế, sự cố vấn hay phản biện này trí thức như nào thì dân chúng theo đó.

Ở đây không chỉ là nhóm văn nô, bồi bút hay trí thức gầm bàn mà còn cả những người gọi là Trí Thức Độc Lập. Lê Đăng Doanh khen việc bắt Hà Văn Thắm là thể hiện sự cứng rắn của Chính Phủ với nhóm tài phiệt. Vậy sẽ có bao nhiêu tài phiệt như Hà Văn Thắm sẽ vô khám? Những nhân vật mà ai cũng biết giàu lên bất chính như thế nào thì đã ai sờ gáy chưa? Hay chỉ bắt nếu là đệ tử, là sân sau của đối thủ?

Thậm chí giới trí thức này còn ủng hộ cho một thể chế vương quyền độc tài của 3X. Một số giải thích rằng, 3X quá giàu, quá độc tài sẽ nghĩ về tương lai tốt đẹp và hy vọng sự “trở cờ” khi nắm quyền.

Vâng xin thưa, càng quyền lực, càng tha hóa và lòng tham con người thì vô đáy. Và rồi, những kẻ ủng hộ 3X lên không đòi chia bổng lộc hay sao? Hôm qua anh vừa cầm tiền của họ, vậy hôm nay họ làm bậy anh có ngó lơ không? Và sự làm bậy của họ đơn giản chỉ là việc thu hồi vốn.

Chẳng hạn như Thành đầu đinh bỏ 10 triệu USD thì phải thu hồi chứ? Giống như việc Quang đầu to ở Tây Hồ chạy từ Phó Công An Từ Liêm lên làm Trưởng Công An Tây Hồ cách đây gần 20 chục năm hết 200 vé (20 ngàn đô la Mỹ) thì chỉ một cái Tết, mỗi nhà hàng khách sạn ở Hồ Tây phong bì Tết cho Quang 1 vé là Quang hòa vốn. Câu chuyện Quang hòa vốn chỉ cần 1 cái Tết xảy ra gần 20 năm nhưng Quang kể rất hồn nhiên và như là một câu chuyện đơn giản nhất về khái niệm đầu tư vào quan trường. Giờ thì Quang làm Chủ Tịch Tây Hồ và đất của Quang thì đếm không xuể quanh Hồ Tây.

Cũng cần nói rõ rằng, Bình Ruồi và Bắc Hà có vai trò quan trọng trong mọi câu chuyện tiền nong nhằm điều phối dòng tiền của nhóm lợi ích này. Các chân rết tài phiệt bu xung quanh luôn cần sự có mặt của Bình và Hà để giải quyết khi cần thiết. Nó được ví như máu dự trữ cho bệnh nhân máu trắng. Thiếu máu phải truyền nhưng căn bệnh ung thư máu thì không giải quyết được. Bơm bao nhiêu, tốn bấy nhiêu và có thể vẫn chết. Muốn giải quyết thì chỉ có con đường loại bỏ những kẻ như thế này, nó được ví như khỏi bệnh thì chỉ có thể thay tủy.

Nhóm tài chính ngân hang này còn có những thành phần đặc biệt như Trầm Bê, Lê Hùng Dũng EXIM và trước có cả Kiên Bạc và một số khác như Hiển Mít… (Kiên Bạc đang đi “nghỉ mát” nhưng cô vợ baby của Kiên Bạc vẫn thay chồng điều hành tất cả những gì Kiên đang làm. Tất nhiên Kiên Bạc mất kha khá chạy án nhưng cái đó thì chỉ anh 3X mới rõ). Riêng Trầm Bê thì là đó là một nhân vật vô cùng đặc biệt, nó còn là mắt xích nối giữa 3X với nhóm Ba Tàu và nối 3X với Hunsen, Trung Quốc và một số ở Miền Nam.

Thời gian trước, còn có thêm Hùng Vietin nhưng giờ đây nhóm 3X đã cho Hùng văng khỏi quỹ đạo của chúng. Và Hùng bắt đầu ngấm đòn khi người thân của Hùng đang bị thanh lọc và loại khỏi hệ thống Vietin. Cũng là đòn nhân tiện Bình loại Hùng để đưa người của Bình về kiểm soát Vietin và dễ dàng thực hiện các phi vụ, chẳng hạn như vụ mua lại PG bank và giải quyết các vấn đề liên quan đến Huyền Như.

Khi làm Thống Đốc NHNH tạm quyền một thời gian thì 3X hiểu được giá trị của TIỀN/NGÂN HÀNG và khi Bình gắn lợi ích ngân hàng, Nguyễn Thanh Phượng thì 3X và Bình Ruồi sẽ thành những phần không thể tách rời. Rồi thì gắn với các tài phiệt mới nổi thông qua nợ xấu, gắn nợ, khoanh nợ, đảo nợ và kể cả bơm tiền của gói kích cầu. Chả thế mà với gói kích cầu, Vincom của Phạm Nhật Vượng bán nhà có ngân hàng đứng sau hỗ trợ cho khách hàng vay. Còn các nhà đầu tư khác thì không thể nào tiếp cận được vốn.

Bình và 3X còn sử dụng ngân hàng và nợ xấu trong việc không chế Huyền Tâm, vợ lẽ Mạnh mượt (Nông Đức Mạnh).

Tâm được 3X thông qua Đinh La Thăng giao cho Tâm thực hiện 3 tuyến đường cao tốc. Tâm bán sang tay kiếm hơn 1.000 tỷ đồng đủ giải quyết nợ xấu của Tâm. Giờ đây, ngoài Lê Khả Phiêu còn có Mạnh đi vận động trợ giúp đưa 3X lên số 1. Tất nhiên, Trần Đức Lương và Nguyễn Văn An thì khỏi phải nói. 3X đưa con An là Nguyễn Sỹ Hiệp, sinh 1974, lên làm Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ và quy hoạch lên làm Bộ Trưởng Chủ Nhiệm khóa tới khi Nguyễn Văn Nên sẽ cơ cấu vào Bộ Chính Trị. Đúng là việc 3X cao tay khi cất nhắc Nguyễn Sỹ Hiệp và ngay tắp lự Nguyễn Văn An dừng trì chiết 3X. Tất nhiên, việc Nguyễn Văn An dừng kêu gọi đa nguyên đa đảng còn có sự dằn mặt của hai ủy viên Bộ Chính Trị. Hai người này đến gặp An và yêu cầu dừng.

Truyền thông

Tại thời điểm này, 3X khá yên tâm với việc có sự thỏa thuận ngầm với Đinh Thế Huynh để 3X điều hành nhóm báo chí. Ở cấp Đảng thì Huynh buông cho 3X điều hành, còn về phía Bộ 4T thì Nguyễn Bắc Son và 3X đều có chung một chủ là Ông Tướng Chột.

Đối với một số báo mạng thì nhóm anh em Vượng Vũ Vincom đã đầu tư và đang điều hành một số báo mạng, đồng thời đầu tư với Hữu Ước để điều hành nhiều kênh truyền hình và tất nhiên các mạng này ủng hộ cho 3X, cho cách làm ăn của nhóm này. Đồng thời công ty của con rể 3X cũng có một số trang mạng phục vụ cho nhóm đó như CafeF…

3X tuyệt đối ý thức với sức mạnh của truyền hình. 3X dành hơn 411 tỷ đồng nâng cấp truyền hình để phủ sóng rộng hơn. Đặc biệt là việc hình thành kênh VTV24 và để Lê Bình làm giám đốc.

Bình Ruồi và Bắc Hà phải có trách nhiệm nuôi cô nhà báo có khuôn mặt như hai cánh tay vắt chéo này. Lê Bình bỏ phiếu trượt phó ban thời sự thì Trần Bình Minh đưa thẳng lên thành trưởng ban và dành cho Bình hẳn một trường quay 80 tỷ. Quỹ lương của toàn thể cán bộ VTV giảm đi từ 5 đến 10% để dành đầu tư cho VTV24 của Lê Bình. Chương trình này có cơ chế riêng, tuyển nhân sự riêng hàng trăm người và thực hiện với phương châm áp đảo, áp đặt và khủng bố người xem. Áp đặt ý đồ và áp đặt thông tin với người xem. Khai trương có Vũ Đức Đam xuống phát biểu.

Đây là cách nhóm 3X, Bình Ruồi muốn làm để áp đặt thông tin tới đại chúng và luôn vẽ lên hình ảnh một thủ tướng tài ba điều hành nền kinh tế xã hội công chính và liêm khiết. Một Thống Đốc kiệt xuất xứng đáng là người được ít nhất nửa giải Nobel kinh tế.

Và VTV24 đang biến Ban Thời Sự và Chương Trình Thời Sự 7h tối thành một chương trình vớ vẩn không ai xem.

Nhóm VTV24 này trong khi chưa có kênh riêng thì vẫn giữ Bản Tin Tài Chính Kinh Doanh. Đây là vũ khí cực kỳ lợi hại mà nhóm lợi ích Bình Ruồi phải giữ cho Lê Bình nhằm phục vụ cho nhóm này. Bản Tin Tài Chính còn là cái cần câu, con gà đẻ trứng vàng cho nhóm Trần Bình Minh – Lê Bình.

Một nhân vật khác của VTV vừa được đưa lên ngồi cạnh Thủ Tướng giúp 3X trong những vấn đề với báo chí, truyền thông là Đăng Học. Dù đã có Kinh Quốc được Ông Sáu Khải đưa lên làm Phát Ngôn Nhân Chính Phủ nhưng nay bị xếp xó và sử dụng Đăng Học.

3X hiểu được sức mạnh truyền thông nên phải có những cá nhân xung quanh nhằm có đối sách với truyền thông. Một mặt có hệ thống thông tin áp đảo, nuôi bộ máy dư luận viên đồng thời sẵn sàng ban hành văn bản cấm công chức nhà nước đọc thông tin trái chiều.

Thành lập Cục An Ninh Mạng thực chất là để điều tra, khống chế những thông tin trái chiều lọt ra ngoài. Thậm chí sẵn sàng khởi tố những ai gây khó chịu, nói ngược như Ba Sàm, Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và đang điều tra Phạm Thành VOV. Xuân Diện, Ngô Nhật Đăng thì luôn bị cảnh báo nguy cơ mất an toàn.

Nếu như an ninh tình báo cảnh sát 3X có thể khống chế và điều hành một cách đơn giản thì điều mà 3X lo lắng nhất thông qua lời Đại Quang đó là DƯ LUẬN. Đặc biệt là thông tin mà Chính Phủ gọi là lề trái. Tất nhiên nhóm lề trái này thì lại được dân oan gọi là lề dân. Đại Quang thậm chí còn ám chỉ DƯ LUẬN LỀ TRÁI là căn nguyên và khởi mào cho những bất ổn xã hội ở Việt Nam.

Về cá nhân Bình Ruồi sử dụng truyền thống kín đáo. Có các cách để khủng bố dư luận và sẵn sàng ngăn cản bất kỳ nhà báo nào khác không thân thiện với Bình. Về cơ bản người ta nhìn thấy Bình Ruồi không thiện cảm với báo chí. Bình chỉ nuôi chỗ cần nuôi thôi.

Về nhân vật nhà báo Lê Bình

Về nhà báo Lê Bình. Lê Bình dân Nam Định. Trước làm phát thanh viên cho Đài Nam Định. Sau đi học tại chức báo chí trường Tuyên Giáo. Sau khi học xong về làm một thời gian cho chương trình Bông Hoa Nhỏ của VTV. Rồi từ đó chuyển qua Thời Sự.

Từ Thời Sự, Lê Bình gặp Trần Bình Minh và cuộc đời Lê Bình đổi khác.

Trần Bình Minh giờ cũng đổi khác. Tha hóa cả trong đời sống lẫn trong tư tưởng. Tất nhiên, trả công. cho Trần Bình Minh, 3X cũng đưa Trần Bình Minh vào BÊ XÊ TÊ trong nhiệm kỳ tới.

Tuy nhiên, một nhân vật khác trong Nội Các nhà 3X rất công khai sử dụng truyền thông là Đinh La Thăng.

Đinh La Thăng là người như thế nào?

Xin thông tin một số điều về Đinh La Thăng. Nhiều người nói hình như là con cháu của ông Đinh Đức Thiện. Nhưng điều đó không đúng. Ông Đinh Đức Thiện, anh em với ông Lê Đức Thọ và Mai Chí Thọ, họ Phan. Ông Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh. Quê Nam Trực, Nam Định

Đinh La Thăng quê Yên Bình, Ý Yên, Nam Định. Gần với thị xã Ninh Bình. Và cũng chả họ hàng gì với Đinh Thế Huynh.

Đinh La Thăng học về kế toán, không phải xây dựng. Sau khi ra trường, Đinh La Thăng về Công Ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà làm kế toán viên rồi leo dần lên. Ở đây, Đinh La Thăng tham gia công tác đoàn, làm bí thư Đoàn Thanh Niên Công Ty rồi thì làm Bí Thư Đoàn Thanh Niên Tổng Công Ty.

Cuộc đời Đinh La Thăng có lẽ phải kể đến sự quan tâm của Ngô Xuân Lộc, cựu Tổng Giám Đốc Sông Đà.

Thăng có 3 người con, hai gái một trai. Cậu con trai đẻ ra đã có vấn đề và phải đưa đi chỗ khác nuôi. Cô con gái cả suốt ngày mặc quần áo đẹp đi lại trong nhà. Chỉ có cô con gái giữa là khôn ngoan.

Thăng đã chấp nhận đánh đổi sự riêng tư nhất định trong chuyện tình cảm để cứu Ngô Xuân Lộc và Lộc là người nâng đỡ Thăng. Dù là dân kế toán nhưng lại được bổ nhiệm làm lãnh đạo công ty về xây dựng. Và Thăng rất hiểu cách tính toán chia các con số theo phần trăm.

Sau này, khi Thăng làm Bộ Trưởng Giao Thông thì không chỉ Tập Đoàn Dầu Khí nơi Thăng làm Chủ Tịch và cả Tổng Công Ty Sông Đà bị thanh tra và phải nộp lại hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nhưng Thăng không hề bị sao bởi Thăng ngoài 3X còn có con bài Nguyễn Văn Chi. (Nguyễn Văn Chi có 3 người con trai là Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Xuân Ảnh và Nguyễn Xuân Ánh. Xuân Anh làm Phó Bí Thư Đà Nẵng còn hai người là Xuân Ảnh và Xuân Ánh thì một người là vụ phó ở Bộ Ngoại giao nay đang đi luân chuyển ở Canada và một người là thư ký cho Đinh La Thăng).

Học tập 3X chọn thư ký, Thăng chọn con Nguyễn Văn Chi và câu chuyện thanh tra, kiểm tra coi như yên tâm.

Thăng thích đá bóng, hát hò, karaoke theo kiểu công tác thanh niên. Khi Thăng về PetroVietnam bị coi thường nhà quê và đặc biệt khi về Bộ Giao Thông. Chả thế mà Thăng cấm chơi golf và bắt công chức Bộ Giao Thông đi xe buýt. Nay chuyện đó phá sản và người ta thấy Thăng ở điểm này chỉ là hành động “nổ”.

Nhà Thăng ở Mỹ Đình trong một chung cư cao tầng của Sông Đà và gia đình chỉ ở hết có 9 tầng lầu thôi. Nhà Thăng còn là nơi họp Chính Phủ diện hẹp. Các bộ trưởng kinh tế gặp nhau cuối tuần ở nhà Thăng và đưa ra vấn đề cần trao đổi xin ý kiến của 3X thì để Thăng gọi cho 3X. Kể cả Xuân Phúc hay trước đây có Nguyễn Thiện Nhân hay Vũ Đức Đam cũng không dám gọi thẳng cho 3X. Thăng là người tính rất nhanh.

Thăng không là dân giao thông hay xây dựng mà là dân kế toán nên Thăng quy mọi thứ ra tiền. Để có sự ủng hộ của Mạnh mượt dưới sự bật đèn xanh của 3X, Thăng để cho Huyền Tâm 3 dự án cao tốc. Để có sự ủng hộ của Phùng Quang Thanh, Thăng cho con giai Thanh là Phùng Quang Hải làm đường cao tốc ở phía Nam mà chúng tôi đã đề cập ở những phần trước. Để có sự ủng hộ của Trần Đại Quang, Thăng để em họ Quang thu tiền nhiều tuyến cao tốc như Ninh Bình - Cầu Giẽ, Sài Gòn - Trung Lương. Và nếu như thông tin không lọt ra thì thu tiền tuyến Hà Nội - Lào Cai đã rơi vào tay nhà Tô Lâm.

Thăng triệt để tận dụng truyền thông để có sự ủng hộ của dư luận như việc sẵn sàng trảm nhà thầu. Thực ra trong chuyện này Thăng rất biết tận dụng cơ hội. Thăng mới về giao thông và các công ty làm thì chây ỳ mà không ai động vào được. Việc trảm “tướng”, trảm nhà thầu, Thăng được tiếng xốc vác công việc đồng thời cảnh cáo tất cả. Từ sau khi sẵn sàng trảm, và thực tế Thăng cho thay những ai khó bảo mà được dư luận ủng hộ.

Thăng học Đại Quang, Nam Đinh hóa Bộ Giao Thông. Đưa Nam Định lên.

Thăng tổ chức thi tuyển nhưng thực chất giám khảo là các thứ trưởng mà Thăng chỉ coi như những thằng con, nói sao làm vậy.

Và có ai khác trong số những vị trí thi tuyển gần đây thực sự đỗ hay lại là Nam Định của Thăng?

Thăng lấy lòng dư luận bằng cách ép tiến độ nhưng đường Hà Nội - Lào Cai vừa thông xe đã phát hiện hỏng. Cầu Nhật Tân xong nhưng không cho thông.

Chết người ở dự án Cát Linh Hà Đông, Thăng đổ ngay trách nhiệm cho người khác. (Thăng nói, nếu công an họ điều tra ra thì các ông đi tù hết. Thế Thăng là Bộ Trưởng – Tư Lệnh ngành thì không liên quan à?)

Đặc biệt là việc Thăng rất thích làm dự án mới, dự án hoành tráng.

Thăng tận dụng truyền thông để “dìm hàng” Tân Sơn Nhất nhằm mục đích để xây Long Thành bằng được. Xây Long Thành với Thăng có hai mục đích. Một là phần trăm của 18,7 tỷ đô nhưng đồng thời đạt được ý định của 3X dành 1.500ha đất của Tân Sơn Nhất cho con gái Nguyễn Thanh Phượng.

Với tính cách của Thăng, Thăng đúng là một anh chàng đốc công năng nổ và thích hợp để giải quyết những việc lấy lòng dư luận.

Kể cả khó như việc tận thu phí bảo trì đường bộ mà Thăng còn thực hiện được. Nay toàn hệ thống phục vụ việc thu phí này. Việc thu phí nhưng các trạm thu phí vẫn mọc đầy trên đường. Các đường cao tốc xây bằng ODA và tiền ngân sách mà chủ phương tiện vẫn phải nộp khi đi và kể cả khi không đi thì tiền vẫn phải nộp. Chả hiểu sao mà dân Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự vô lý đó?

Thăng và 3X còn có ý tưởng bán đường cao tốc, bán bến cảng, nhà ga cho nước ngoài. Một ngày đẹp trời, người Trung Quốc vào mua và cấm chúng ta đi lại. Viễn cảnh đó không còn xa. Nhất là khi nợ công đang ngày càng cao và có nguy cơ vỡ. Chả cần thỏa ước Thành Đô về việc tự làm chư hầu cho Trung Quốc thì Thăng và 3X cũng đang dâng lên cho Tàu.

Đối với báo chí trong nước, ai cũng biết chuyện, gặp anh Thăng viết bài có 5 triệu tiền mặt và một chai Ballantines.

Việc Thăng về Hà Nội làm Bí Thư Hà Nội cùng với tướng Chung con làm Chủ Tịch chắc sẽ không quản ngại một dự án nào. Bởi họ là cặp đôi có ý chí, có mưu và có công cụ để vượt qua mọi đám dân oan. Dự án kiểu như Dương Nội sẽ không gặp bất kỳ cản trở nào của những người nông dân. Và tất nhiên, sẽ không thể và không có chỗ nào cho bất kỳ hoạt động dân chủ nhân quyền nào đâu.

Nhân đây xin nói thêm, con cái 3X đã tham gia điều hành Nam Cường và dự án khu đô thị ở Dương Nội tại sao công an trấn áp dã man và sẵn sàng bỏ tủ người mất đất bởi nó nay thuộc về nhà 3X rồi.

Và hãy chờ xem, họ sẽ “giải quyết” hết quỹ đất ở Hà Nội như thế nào khi Thăng lên làm Bí Thư và Chung con làm Chủ Tịch. Ở Việt Nam không cần học gì vẫn có thể điều hành kinh tế và xã hội chỉ cần biết bắn súng và dám chĩa súng về phía nhân dân để bắn.

Dương Vũ



Monday, February 9, 2015

Tình Đau

Rồi cũng thế mà thôi
Cơn đau dài không nói
Yêu có là vô tội (?)
Sao nghiệt ngã mặn môi

Đêm còn lại mình tôi
Trăng vỡ đôi nỗi buồn
Người đi rồi đâu thể
Chia một nửa nhớ thương

Sợi tình nào vấn vương
Tôi chặt hoài không dứt
Giữa hai bờ hư - thực
Tôi rớt xuống vực sâu

Vẫn mãi là niềm đau
Ngay từ phút khởi đầu
Ô thước chậm bắc cầu
Ta lỡ chuyến đời nhau!


Những trang bản thảo ba để lại



Những trang bản thảo ba để lại
sự hoài nghi day dứt không nguôi
sự thật nào đâu có lỗi
sao đời lại vội bỏ rơi

Những linh hồn đơn côi
lãng vãng trước cửa địa ngục- thiên đàng đang đóng chặt
đợi chờ sự thật mở ra
dẫu là thiên đàng
dẫu là địa ngục
họ nào kêu ca

Những linh hồn nghĩa đảm trung cang
mãi lạc lõng giữa cõi vĩnh hằng
nhìn sự thật chết dần trước bình an hiện tại

Những trang bản thảo ba để lại
ám ảnh tương lai

cân , đong, đo ,đếm
lợi hại an bày
kiếp người khóc mướn thương vay...


Saturday, February 7, 2015

Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (Phần 10)

Xét cho cùng, Hà Văn Thắm cũng không phải là tay vừa. Việc giàu lên nhanh chóng của những người như Hà Văn Thắm thì việc bị bắt cần phải xét một cách công bằng. Số tiền có được hang năm có thực sự đến từ sự làm ăn chính đáng không? Dễ dàng có thể biết được sự minh bạch thông qua hệ thống kế toán thuế. Tuy nhiên, đáo tụng đình cần phải được định danh đúng tội với đúng hành vi vi phạm và nó phải được tiến hành với tất cả các thành phần dù là con cái thủ tướng cho đến xuất thân nghèo khó, từ anh con cái Ba Tàu hay tư sản thành thị.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta nhận thấy, đằng sau sự bắt bớ này là những đòn kế nhằm triệt hạ đối thủ của những phe nhóm chính trị, băng đảng lợi ích nhóm. Và dường như người ta nhận thấy, hành động tiếp theo lại có thể là sự thoả hiệp và dân lành mới là nạn nhân chứ không phải là những người như Thắm hay ai đó.

Liệu có thể tin, “trận đấu” này một mất một còn? Nhưng lịch sử cho thấy, “cãi nhau” xong rồi ta lại về. Và rồi sự thỏa hiệp lên ngôi như bao “trận chiến” tưởng như có thể “hạ màn” và một tương lai tốt đẹp đang chờ đón dân tộc này nhưng rồi hy vọng bao nhiêu lại thất vọng bấy nhiêu!

Về vụ việc diễn ra, như đã trình bày, nó liên quan mật thiết đối với uy tín của giới lãnh đạo hành pháp mà sắp được định danh tại cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội sắp tới.

Trong phần này, xin được đưa ra những thông tin về kinh tế xã hội, với những số liệu mà ai đọc xong cũng hiểu được Chính Phủ đã lừa tất cả chúng ta, lừa từ dân chúng cho đến các đại biểu Quốc Hội, những người bầu ra họ như thế nào.

Câu nói quen miệng của Thủ tướng là kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lam phát thấp, các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất nhâp khẩu tiếp tục tăng trưởng, xuất siêu cao hơn năm trước, việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế được triển khai và đạt một số kết quả rõ hơn năm trước. Rồi thì ông nào bé hơn ông X cũng nói vậy. Nói như một câu mẫu, nói như trước tác. Rồi thì báo chí chính thống cũng câu đó copy and paste.

Phát biểu hôm khai mạc toà nhà mới, Thủ tướng nói, 9 tháng tăng GDP là 5,54% và ước đạt 5,8% cả năm. Thực tế ai cũng hiểu, Chính Phủ nói con số nào thì biết con số đó và thực tế không cao như thế. Cho dù có đạt 5,8% và năm 2015 đạt 6,2% thì vẫn thấp hơn năm 2011 là 6,24% chưa phục hồi tăng trưởng. Vì thế có nên được đánh giá cao?

Ai cũng biết, GDP tăng cao vừa qua chủ yếu nhờ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI), tăng giải ngân vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, tăng khai thác dầu thô (gần 1 triệu tấn và giá dầu cao hơn dự kiến, trung bình 110USD/thùng).

Liệu có tin được con số tăng 5.8% GDP cho 9 tháng đầu năm?

Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng rất thấp, chỉ đạt 4.07%, trong khi doanh nghiệp chủ yếu dựa vào tín dụng. Tổng đầu tư xã hội giảm (năm 2014 ước 30,1% GDP so với 30,4% năm 2013), trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm (từ 21,4% năm 2013 còn khoảng 20% năm 2014), doanh nghiệp tư nhân giải thể, ngừng hoạt động tăng 12,9% (44.509 doanh nghiệp). Vốn FDI thực hiện tăng thấp 1,1%, vốn đăng ký giảm 25% so với cùng kỳ năm 2013, chất lượng tăng trưởng chưa có chuyển biến gì.

Trong khi các năm trước, tín dụng tăng 30-40%/năm, tổng vốn đầu tư hơn 40%GDP nhưng tăng trưởng mới đạt 7%. Vậy có tin được lời Thủ Tướng? Phải chăng 3X coi các đại biểu Quốc Hội chỉ là nghị gật, chỉ là những con lừa muốn nói sao thì nói?

Có nực cười không khi chỉ có 1,84% thất nghiệp và chỉ số hài lòng của người dân là hơn 80%. Chắc vì đó là con số mà thủ tướng nghĩ rằng ông sẽ được 80% đại biểu quốc hội hài lòng tín nhiệm cao? Và tất nhiên Thống Đốc Ngân hàng Bình Ruồi phải thấp hơn chút ít chứ, 75% chăng?

Liệu có tin được vào những con số về tăng trưởng tín dụng, về nợ công?

Ngay khi vừa trở về từ Ấn Độ, 3X chủ trì phiên họp Chính Phủ bàn chủ yếu về nợ công. Mọi phát ngôn đều nói rằng, nợ công trong tầm kiểm soát. Đó phải chăng là sự phát biểu để “đập” lại phát biểu của Chủ Tịch Quốc Hội về năng lực yếu kém và về việc tiền ở đâu cho những việc cần tiêu; và cả việc tiền đã tiêu như thế nào?

Chỉ hôm trước thôi nói là OK cho mọi thứ thì ngay hôm sau Bộ Tài Chính công bố kế hoạch bán trái phiếu chính phủ ở thị trường nước ngoài, trị giá lên đến 1 tỷ đô la Mỹ. Không hết tiền thì việc gì phải bán? Vậy có tin được không? Một điều khốn nạn là luôn rêu rao rằng, tiền phải chi cho an sinh xã hội rất lớn, phải xây các công trình công cộng… vân vân và vân vân.

Về tín dụng, hết tháng 6 năm 2014 tín dụng mới tăng được hơn 2% so với tháng 12 năm 2013 thế mà tháng 8 đã tăng lên 4,07%, tháng 9 lên 5.61%. Trong 1 quý (Quý III năm 2014) tín dụng tăng gần 5%, ước gần 200 ngàn tỷ đồng. Nếu thực sự như vậy thì tình hình kinh tế phải khác. Hay con số chạy cho kịp kỳ họp Quốc Hội? con số làm đẹp báo cáo?

Và giữa con số của Ngân hàng Nhà Nước và của các tổ chức tín dụng quốc tế rất khác nhau.

Ví dụ: tháng 3 năm 2012, các ngân hàng thương mại nói nợ xấu là 4.47%; Ngân hàng nhà nước nói 8,6% còn Fiting rate nói là 13%. Moody’s nói nợ xấu là 15% tổng tài sản ngân hàng lên đến 860 ngàn tỷ trong khi Thống Đốc nói là 500 ngàn tỷ và còn xử lý được một nửa.

Với tư cách là nhà đầu tư, là người nộp thuế, tin vào ai đây?

Việc phát hành tiền trước đây phải thông qua Bộ Chính Trị, nay thì chả cần và ngay cả cơ quan quyền lực nhất Việt Nam là Bộ Chính Trị cũng chả biết nợ xấu là bao nhiêu. Cuối tháng 12 năm 2013 công bố nợ xấu là 3,61%, rồi lên 4,17% vào tháng 6 năm 2014 chiếm khoảng 8 đến 9% tổng dư nợ tín dụng nhưng Moody’s thì nói là 15%.

Điều mà ai cũng nhận thấy là việc để nợ xấu cao, kéo dài và xử lý chậm, không hiệu quả sẽ gây ách tách nguồn vốn dẫn đến kinh tế trì trệ và làm mất ổn định hệ thống ngân hàng.

Cơ cấu tăng trưởng về công nghiệp khu vực FDI chiếm tới 70% và tốc độ tăng trưởng chính nhờ khu vực này. Gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ kém phát triển.

Trình độ, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tụt hậu xa với thế giới. 76% máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu là các thế hệ những năm 1950-1960, tụt hậu 2-3 thế hệ so với trung bình thế giới. Tính chung thiết bị hiện đại chỉ chiếm 10%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm tới 52%.

Là một nước nông nghiệp nhưng cây con giống chủ yếu vẫn nhập khẩu. Thức ăn chăn nuôi thì do nước ngoài chi phối. Công ty thức ăn chăn nuôi CP của Thái Lan giữ tới 80% thị phần thức ăn lợn, gà đã rơi vào tay người Trung Quốc. Không có công nghiệp chế biến và bảo quản. Hàng hoá nông sản chủ yếu xuất thô. Thỉnh thoảng, người Trung Quốc lên cơn động kinh, co giật thì ngay lập tức, nông sản tươi thối rữa khắp các cửa khẩu phía Bắc. Hai thứ đứng đầu là gạo và cà phê thì cà phê xuất thô và gạo thì luôn rẻ hơn Thái Lan trong khi nông dân luôn bị ép giá, tư thương Trung Quốc đi đến từng hộ gia đình để lừa đảo, làm giá.

Khu vực kinh tế dịch vụ tăng thấp hơn năm 2013, chỉ đạt 6.02% so với 6,25% của năm ngoái. Bất động sản vẫn bất động, các thị trường chứng khoán, tài chính, tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ suy giảm.

Doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu và xuất siêu chủ yếu nhờ khu vực này. Xuất siêu là do tổng cầu thấp, sản xuất trong nước trì trệ. Trong khi cả nền kinh tê xuất siêu 2 tỷ đô la mỹ là do xuất khẩu máy điện thoại di động của một nhà máy Samsung đã hơn 10 tỷ đô la Mỹ nhưng nhập siêu từ Trung Quốc đã hơn 20 tỷ đô la Mỹ chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2014.

Tái cơ cấu kinh tế không chuyển biến. Đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chả ai mua. Có doanh nghiệp chào chỉ bán được 27% cổ phần chào bán. Cá biệt có doanh nghiệp chỉ bán được 2% cổ phần chào bán. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước tới này mới chỉ có 20%.

Đầu tư công giảm chẳng qua hết vốn. Nếu có vốn trở lại thì lại tiếp tục dàn trải.

Chẳng hạn như việc xây sân bay Long Thành, không kiếm đâu ra tiền, kể cả tìm vốn ODA. Đinh La Thăng dùng mọi thủ đoạn truyền thông để lobby cho việc xây sân bay Long Thành. Nào là cho đăng báo bêu xấu Tân Sơn Nhất là 1 trong 10 sân bay tệ nhất Á Châu; nào rằng không thể phát triển được thành phố Sài Gòn vì vướng sân bay; nào thì phải đón đầu tăng trưởng, biến Long Thành thành điểm trung chuyển khách của khu vực; nào thì phía nam cần hai sân bay.

Trong khi chỉ cần tối đa 2 tỷ đô la là có thể nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất lên nhiều lần nhưng chính phủ và Bộ Giao Thông vẫn muốn xây sân bay Long Thành với số tiền lên đến gần 19 tỷ đô la Mỹ. Đinh La Thăng rất hiểu giá trị phần trăm của xây dựng cơ bản.

Ách tách lớn nhất là ách tách thể chế, tồn kho lớn nhất là tồn kho thể chế. Thậm chí Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh còn đăng đàn Quốc Hội để kêu gọi đổi mới thể chế mới hòng thay đổi.

Số giờ nộp thuế của các doanh nghiệp Việt Nam là 800 giờ/năm trong khi các nước ASEAN-6 chỉ là 170 giờ/năm, gấp 5 lần so với họ. Hoàn thành thủ tục để khởi công một dự án nhóm C ít nhất 400 ngày và nhóm A là 450 ngày.

Vì sao cải cách hành chính đã làm cả chục năm, năm nào cũng công bố kết quả tích cực mà số giờ doanh nghiệp phải nộp thế cao đến thế? Thời gian làm thủ tục đầu tư lâu đến thế?

Năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh rất thấp. Năng suất lao động so với Singapore bằng 1/15, với Nhật là 1/11, 1/10 với Hàn Quốc, 1/5 với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam là 68/144, đứng vị trí thứ 6 trong ASEAN.

Trong khi Campuchia có thể sản xuất được ô tô thì chúng ta vẫn đi lắp ráp thuê. Cái ốc vít cũng không làm được. Đề án đổi công nghiêp hoá, hiện đại hoá được đề ra 20 năm nay chả lẽ chỉ để hội thảo, học nghị quyết và tiêu tiền?

Việc thành lập công ty mua bán nợ VAMC thực chất chỉ là trò hô biến nợ xấu trên giấy tờ. Công ty này không có tiền để tham gia mua bán. Với số vốn chỉ 500 tỷ mà VAMC đã mua bán và cơ cấu lại số nợ xấu lên đến hơn 50 ngàn tỷ đồng. Chắc với khả năng đó, anh Bình Ruồi xứng đáng được nhận giải Nobel kinh tế chứ không phải là chỉ một nửa giải như anh từng nói. Và các nước Phương Tây như Anh, Mỹ, Châu Âu phải nên cắp sách đến Việt Nam mà học anh Bình Ruồi về giải quyết khủng hoảng kinh tế.

Tình hình căng thăng nhất là nợ công thì chính phủ không công khai. Tăng nhanh, vượt ngưỡng không cho phép. Phát hành trái phiếu, đi vay nợ nước ngoài để tiêu nhưng thực tế lương cho người lao động không được tăng. Dự kiến nợ công năm 2014 là 60,3% và năm 2015 là 64%. Liệu có tin được con số này không khi mà cả Bộ Chính Trị và Quốc Hội đều không được báo cáo đây đủ và an toàn. Ngưỡng cho phép tối đa là 65% GDP, vậy có phải ai đó cố tình hạ xuống một chút để làm đẹp con số cho hết nhiệm kỳ?

Cần phân tích kỹ hơn ở chi tiết này. Nợ công năm 2013 là 54,2% GDP, giảm 2% so với con số báo cáo Quốc Hội chẳng qua là do đồng Yên của Nhật mẩt giá, làm nợ nườc ngoài của Việt Nam bằng đồng Yên giảm khoảng 65-70 ngàn tỷ. Nếu như đó là điều may mắn thì cũng có lúc rủi ro. Bởi có lúc nó tăng nhưng báo cáo không đề cập đến chi tiết này. Thứ hai là nợ công chỉ tính theo luật quản lý nợ công, chưa tính các khoản nợ khác của ngân sách nhà nước (đã vay để chi nhưng chưa trả). Cuối năm 2013, khoảng 160 ngàn tỷ, gồm nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng là 33,5 ngàn tỷ; nợ phí quản lý và cấp bù lãi suât ngân hàng phát triển và ngân hàng chính sách xã hội là 12,7 ngàn tỷ; nợ các khoản chi cho các dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước là 53,2 ngàn tỷ đồng; nợ xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương là 40 ngàn tỷ; nợ quỹ bảo hiểm xã hội là 22,5 ngàn tỷ.

Một điều đau lòng khác là nợ công liên quan đến sự thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước mà thực tế là nhà nước phải trả nợ thay, bảo lãnh phát hành trái phiếu đảo nợ hoặc chuyển nợ của DNNN này sang DNNN khác trả thay.

Thực tế, nhiều báo cáo cho biết, nợ công đã lên đến 100%GDP.

Đáng lo ngại là nợ phải trả tăng nhanh, đã vượt mức an toàn cho phép. Năm 2013 trả nợ bằng 22,5% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2014 là 25,5% (có số liệu nói là 26,7%), vượt ngưỡng 25% cho phép. Năm 2015 thì còn cao hơn nhiều, dự kiến là 30% tổng thu NSNN.

Ngân sách nhà nước đã không đủ để trả nợ. Phải đi vay để trả nợ và đảo nợ ngày càng nhiều (cao hơn dự kiến): năm 2013 là 40 ngàn tỷ, năm 2014 là 77 ngàn tỷ (dự kiến ban đầu là 70 ngàn tỷ) và ước năm 2015 là 130 ngàn tỷ (ban đầu ước là 105 ngàn tỷ).

Xu hướng này tiếp tục thì vỡ nợ công là rất lớn.

Nghe nói anh 3X đã có mọi phương án đối phó với sự đổ vỡ rồi. Anh sẽ đăng đàn Quốc Hội, rơm rớm nước mắt nói câu: I AM SORRY!. Dân Việt giàu lòng vị tha chắc lại một lần nữa quên ngay mà. Rồi thì động viên nhau, thực ra đang ăn sắn chuyển ăn khoai thì cũng vẫn vậy thôi mà!

Trong khi đó thu ngân sách nhà nước thì khó khăn. Tốc độ tăng thu giảm, tỷ lệ chi đầu tư phát triển giảm. Năm 2012 là 27,5%; năm 2013 là 21,4%; năm 2014 là 20% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2015 dự kiến chỉ còn khoảng 17-18%.

Trong khi đó, chi thường xuyên vẫn tăng từ 61,5% năm 2011 lên 70% tổng chi NSNN năm 2014. Chi trả nợ tăng cao (nhưng vẫn không đủ phần đi vay, đảo nợ). Bội chi NSNN cao, kéo dài. Bội chi năm 2015 dự kiến là 5% và cuối năm 2015 sẽ còn hơn 5% (cao hơn chỉ tiêu đại hội Đảng là 4,5%).

Xu hướng doanh nghiệp tư nhân giải thể, ngừng hoạt động tăng nhanh, và chưa thể ngăn chặn được. Năm 2011 là 53.922 doanh nghiệp giải thể; năm 2012 là 54.261 DN; năm 2013 là 60.737 DN và 9 tháng đầu năm 2014 là 44509 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Một thể chế hoàn hảo, chặt chẽ dưới sự điều hành kinh tế của ngài thủ tướng sáng suốt mà cái ốc vít, cái sạc điện thoại cũng không làm được.

Chặt chẽ đến mức mà 5 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và Sài Gòn đều chậm tiến độ đến 2-3 năm, vốn đầu tư tăng nhiều lần và rồi dân lại gánh chịu hậu quả. Rồi thì tuyến Cát Linh Hà Đông lại phải dừng do có tai nạn trong thi công.

Sự chặt chẽ đến mức để người nước ngoài vào lừa cả trăm triệu đô như vụ của Phạm Thị Bích Lương ở Ngân hàng Nông nghiệp với số tiền lên đến 120 triệu đô la.

Trong khi cố gắng tìm mọi cách để bỏ tù luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế mà suy cho cùng, chứng cứ chẳng qua là sự áp đặt khi mà cơ quan thuế đã quyết toán rồi nhưng cơ quan an ninh lại cố tình ép án. Thì lại để cho các công ty nước ngoài trốn thuế cả chục năm trời như coca cola hay metro cash&carry. Metro làm ăn ở Việt Nam 12 năm thì 11 năm báo lỗ, không nộp thuế cho Việt Nam nhưng vẫn được cấp hàng trăm ha đất ở những vị trí đẹp để xây dựng 19 trung tâm bán hàng ở các thành phố lớn và vừa rồi bán lại cho doanh nghiệp Thái Lan mà thực chất là dân Ba Tàu với giá gần 900 triệu USD.

Hệ thống công an hùng hậu của thủ tướng ở đâu? Hay chỉ quen bắt nạt những kẻ bần cùng? Hay còn điều bất thường gì nữa?

Ngân hàng Phương Nam thua lỗ khủng khiếp, âm vốn chủ sở hữu đến hơn 11 ngàn tỷ đồng, lỗ luỹ kế 15 ngàn tỷ đồng và nợ xấu hơn 23 ngàn tỷ đồng (45,6%) vì sao vẫn được thống đốc Bình Ruồi ưu ái?

Vì sao Trầm Bê nợ của Phương Nam lên đến 30 ngàn tỷ và nợ Sacombank hơn 15 ngàn tỷ với tài sản đảm bảo không đủ đìều kiện thế chấp mà vẫn bình an vô sự? Chưa có ai nhắc đến vai trò của Thống Đốc thì phải?

Như phần trước đã nói, Phạm Công Danh nợ của Phương Nam gần 2 ngàn tỷ, nợ của BIDV và OCEANBANK hơn 5 ngàn tỷ và không có khả năng trả nợ nhưng vẫn được chấp nhận làm Chủ Tịch Ngân hàng Xây Dựng. Mặt khác, Phạm Công Danh là người có tiền án với án 6 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân nhưng vẫn được chấp nhận để mua lại ngân hàng khác và thành lập ngân hàng Xây Dựng. Khi đựoc bầu làm chủ tịch ngân hàng này năm 2012 thì ngân hàng âm vốn chủ sở hữu khoảng 5 ngàn tỷ. Nhưng hơn 1 năm sau (tháng 6 năm 2014) âm vốn chủ sở hữu, thua lỗ, mất cân đối 25 ngàn tỷ.

Bình Ruồi thừa bíêt mọi chuyện. Theo lời khai của Pham Công Danh sau khi bị bắt cuối tháng 8 vừa qua thì Danh đã chi hết 700 tỷ để có được Ngân hàng Xây dựng và chi riêng cho Bình là 400 tỷ đồng.

Và trách nhiệm của Bình Ruồi và của NHNN đối với chuyện này như thế nào? Tại sao không có biện pháp ngăn chặn?

Câu hỏi đơn giản là dân chúng cần biết sự thật. Các đại biểu Quốc Hội cần biết đâu là con số thật.

Và ngài thủ tướng có xứng đáng nhận 80% sự tín nhiệm cao? Và với sự hài lòng của 80% dân chúng, liệu có phải đoàn tàu Việt Nam đang lao nhanh xuống vực?

Hay đổ lỗi tại kinh tế thế giới hay xa hơn nữa đổ tội cho chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm rồi?

Phải chăng số phận dân tộc này không may mắn? Hay tại ba đứa phá hoại của Việt Tân?

Tương lai dân tộc nằm ở sự quyết định của lương tri tiến bộ, của dân chúng biết cất lên tiếng nói của sự thật hay nằm trong sự kìm kẹp của những kẻ độc tài tham lam?

Xin chia sẻ những gì có được để dư luận biết được bộ mặt thật của chính phủ này, thể chế này nó như thế nào và về những con người đang nắm vận mệnh dân tộc đang lừa chính những người đóng tiền nuôi họ như thế nào.

Đúng là các cụ nói không có sai. Càng quyền lực càng tha hoá.

Dương Vũ